Bộ GTVT đề xuất làm đường Vành đai 3 TP.HCM 20.000 tỷ

Bộ GTVT vừa có tờ trình gửi Chính phủ về chủ trương đầu tư xây dựng Dự án công trình đường Vành đai 3 TP.HCM (đoạn Bình Chuẩn - quốc lộ 22 - Bến Lức).


Bộ GTVT đề xuất làm đường Vành đai 3 TP.HCM 20.000 tỷ

Ngày 19/1, Bộ GTVT có tờ trình gửi Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình đường Vành đai 3 TP.HCM (đoạn Bình Chuẩn - quốc lộ 22 - Bến Lức). Dự án được đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP) sẽ đi qua địa bàn 3 tỉnh, thành Bình Dương, TP.HCM và Long An.

Dự án có tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 19.871 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Nhà nước 9.729 tỷ đồng, nhà đầu tư 10.142 tỷ đồng.Theo kế hoạch, năm 2019 dự án sẽ được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.

Từ 2019-2022 sẽ thực hiện thiết kế kỹ thuật và giải phóng mặt bằng, đồng thời sơ tuyển, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Năm 2022-2025, dự án thi công và đưa vào sử dụng sau đó sẽ tiếp tục hoàn thiện trên cơ sở nhu cầu vận tải và khả năng cân đối nguồn lực.

Theo quy hoạch đã được duyệt, đường Vành đai 3 có chiều dài 97,7 km. Điểm đầu của tuyến đường này bắt đầu từ đường cao tốc Bến Lức - Long Thành. Sau đó đi qua 4 tỉnh, thành là Đồng Nai, TP.HCM, Bình Dương và Long An. Điểm cuối tuyến đường này giao với đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương.

Toàn tuyến được chia làm 4 đoạn: Đoạn 1 từ Bình Chuẩn - Tân Vạn (Bình Dương) dài 16,7 km; đoạn 2 Tân Vạn - Nhơn Trạch (Đồng Nai) dài 34,3 km; đoạn 3 Bình Chuẩn (Bình Dương) - quốc lộ 22 (TP.HCM) dài 17,5 km; đoạn 4 quốc lộ 22 - Bến Lức (Long An) dài 29,2 km.

Hiện chỉ có đoạn Bình Chuẩn - Tân Vạn dài 16,7 km đã được tỉnh Bình Dương đầu tư và đưa vào khai thác, các đoạn còn lại vẫn trong quá trình nghiên cứu, đề xuất đầu tư.

Bo GTVT de xuat lam duong Vanh dai 3 TP.HCM 20.000 ty hinh anh 2
Xây dựng đường Vành đai 3 sẽ góp phần phát triển kinh tế cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam

Riêng đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch với chiều dài 34,3 km qua địa phận tỉnh Đồng Nai 6,3 km và qua TP.HCM khoảng 28 km sẽ có cây cầu Nhơn Trạch bắc qua sông Đồng Nai nối quận 9 với huyện Nhơn Trạch. Theo nghiên cứu, cầu này được đúc hẫng như cầu Long Thành trên cao tốc TP.HCM - Long Thành, nhưng nằm cách về phía hạ lưu khoảng 3 km.

"Tuyến vành đai 3 rất quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của TP.HCM nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung. Bởi đây là tuyến huyết mạch mang tính kết nối vùng, giúp hạn chế phương tiện đi qua thành phố để lưu thông theo hướng đông tây, góp phần giải tỏa ùn tắc giao thông", ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho hay.

UBND TP.HCM cũng có văn bản đề xuất Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ có chủ trương chính thức cho triển khai dự án vành đai 3. Theo tính toán sơ bộ, tổng nguồn vốn GPMB cho hai đoạn tuyến Bình Chuẩn - QL22 và QL22 - Bến Lức đoạn đi qua địa phận TP.HCM khoảng gần 3.000 tỷ đồng.

Theo Zing
Bình luận
Lời Phật dạy về 5 nghề không nên làm
Lời Phật dạy về 5 nghề không nên làm
(Ngày Nay) - Kinh doanh, buôn bán là một trong những nghề nghiệp đem lại hiệu qua kinh tế cao, có nhiều cơ hội để thành công trở nên giàu có nhưng đồng thời cũng dễ dàng chuốc lấy thất bại.
Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết
Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết
(Ngày Nay) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang tới gần, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước với nhiều lượt khách tham dự. Đây là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu…
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Chương trình Xuân Quê hương 2025
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Chương trình Xuân Quê hương 2025
(Ngày Nay) -  Tối 19/1, trước thềm Xuân Ất Tỵ 2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã dự Chương trình giao lưu nghệ thuật "Xuân Quê hương 2025". Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước tại chương trình.
Văn hóa nghệ thuật giúp phát triển tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào
Văn hóa nghệ thuật giúp phát triển tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào
(Ngày Nay) -  Việt Nam - Lào là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, mối quan hệ gắn bó giữa hai nước được xây dựng và không ngừng được vun đắp trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của hai dân tộc. Mối quan hệ Việt Nam - Lào là mối quan hệ đặc biệt, trong sáng, thủy chung và như lời Chủ tịch Souphanouvong từng nói “Tình hữu nghị Việt - Lào cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, sáng hơn trăng rằm và thơm hơn bông hoa nào thơm nhất”.