Bổ sung các nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định bổ sung các nhiệm vụ lập pháp mới vào danh mục và phân công cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Chiều 14/5/2024, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 33 để cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Chiều 14/5/2024, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 33 để cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Cụ thể, Quyết định số 424/QĐ-TTg bổ sung phần D. Các nhiệm vụ lập pháp mới vào Phụ lục Danh mục và phân công cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV ban hành kèm theo Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Trong đó, đối với các nhiệm vụ cần nghiên cứu, rà soát đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản hiện hành, Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì: Nghiên cứu, sửa đổi Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; nghiên cứu, rà soát Nghị quyết số 36/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; nghiên cứu, rà soát Nghị quyết số 35/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng; nghiên cứu, rà soát Luật Quy hoạch và Luật Đầu tư công.

Bộ Công an chủ trì nghiên cứu, rà soát Luật Cư trú. Bộ Nội vụ chủ trì nghiên cứu, rà soát Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Bộ Tư pháp chủ trì nghiên cứu, rà soát Luật Giám định tư pháp và Luật Thi hành án dân sự. Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, rà soát Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Kiểm toán độc lập và Luật Kế toán. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nghiên cứu, rà soát Luật Bình đẳng giới.

Đối với các nhiệm vụ cần nghiên cứu, đề xuất ban hành mới luật, pháp lệnh, nghị quyết, Phó Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.

Bộ Công an chủ trì nghiên cứu, xây dựng dự án Luật điều chỉnh về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì nghiên cứu, xây dựng dự án Luật điều chỉnh về khu công nghiệp, khu kinh tế.

Phó Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ chủ trì nghiên cứu, rà soát Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Bộ Nội vụ trên cơ sở đề nghị của Hội Luật Gia Việt Nam phối hợp nghiên cứu, rà soát Luật Trưng cầu ý dân. Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, rà soát Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài để đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh "tài sản số" ("tài sản ảo", "tài sản mã hóa"), quản lý các giao dịch liên quan đến "tài sản số". Các bên báo cáo Chính phủ kết quả nghiên cứu nhiệm vụ này trước ngày 31/12/2024.

Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì thực hiện nhiệm vụ, chủ động báo cáo Chính phủ và gửi Báo cáo kết quả nghiên cứu đã hoàn thiện về Bộ Tư pháp để theo dõi, tổng hợp đúng thời hạn.

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng Báo cáo của Chính phủ về kết quả nghiên cứu các nhiệm vụ lập pháp mới để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cận cảnh vị trí nơi trước đây từng tồn tại 02 bức tường ngăn cách lối đi riêng giữa hộ gia đình ông Cường và bà Loan.
Người dân “gặp khó” khi thực hiện theo chỉ đạo của chính quyền?
(Ngày Nay) - Trong quá trình thực hiện chỉ đạo của UBND phường Kim Mã, đó là phục hồi nguyên trạng bức tường ngăn cách giữa hai hộ đã bị hàng xóm phá sập trong quá trình xây dựng nhà, gia đình ông Nguyễn Phi Cường đã bị hàng xóm ngăn cản, chửi bới, thậm chí đe doạ tính mạng. Chính quyền địa phương dù đã nắm được sự việc, nhưng vẫn chưa thể xử lý triệt để…
Nhiều phụ nữ Hàn Quốc lựa chọn cuộc sống độc thân. Ảnh: 123rf
Tỉ lệ phụ nữ Hàn Quốc chọn sống độc thân ngày càng cao
(Ngày Nay) - Ở bất cứ đâu, việc tìm kiếm một nửa để đồng hành suốt cuộc đời đều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, giới trẻ Hàn Quốc lại càng cảm thấy khó khăn hơn khi những tiêu chuẩn về một người bạn đời lý tưởng ngày càng cao, trong khi cơ hội để gặp gỡ và tìm hiểu nhau lại khá hạn chế.