Ngày 31/5, tiếp tục chương trình thảo luận về kế hoạch phá triển kinh tế-xã hội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về dịch tả lợn Châu Phi và các giải pháp ứng phó. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành nội dung làm việc.
Dịch tả lợn lớn chưa từng có
Riêng vấn đề dịch tả lợn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng đây là vấn đề khá lớn, có lẽ trong lịch sử chưa bao giờ xảy ra với người chăn nuôi và ngành chăn nuôi trên thế giới. Báo cáo thêm về vấn đề này, Bộ trưởng cho biết, đây là dịch tả gây ra trên lợn, xảy ra đầu tiên tại Kenya, Châu Phi do đó mới có tên là dịch tả lợn châu Phi. Xảy ra năm 1921, bệnh này do một virut gây ra. Loại virut này hết sức nguy hiểm vì khi tấn công vào đàn lợn thì gây tỷ lệ chết 100%.
Virut này tồn tại rất lâu trong tự nhiên, kể cả các điều kiện bất thuận. Loại virut này lây truyền rất nhanh qua rất nhiều con đường và quan trọng nhất là đến giờ phút này là gần 100 năm nhưng thế giới không có vắc-xin phòng và không có thuốc chữa. Chính vì thế, xác định đây là một loại bệnh cực kỳ nguy hiểm cho ngành chăn nuôi lợn trên thế giới và của Việt Nam - Bộ trưởng Cường cho hay.
Khi dịch bệnh xảy ra ở Trung Quốc ngày 23/8/2018, thì đến ngày 30/8, Bộ NN-PTNT đã ban hành công điện khẩn đến tất cả các địa phương, các ngành yêu cầu tăng cường các biện pháp ngăn chặn từ xa bằng biện pháp kiểm soát biên giới ở tất cả các đơn vị, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành ngay công lệnh, chỉ thị.
Ngày 19/9 Phó Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp chỉ đạo một hội nghị trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, có đại diện của FAO, đại diện của tổ chức thú y thế giới truyền hình trực tiếp đến tất cả các địa phương, cảnh báo và xây dựng kế hoạch chuẩn bị ứng phó với tinh thần này.
Còn 94% đàn lợn sạch không bị bệnh
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Thủ tướng Chính phủ cũng có yêu cầu phải xác định sống chung lâu dài với bệnh này để từ đó có biện pháp tổng thể, trước mắt, trung hạn và lâu dài. Cụ thể những nhóm giải pháp về kỹ thuật tập trung vào việc cố gắng ngăn chặn không để lan tỏa bệnh này, đây là biện pháp an toàn sinh học là "vũ khí" duy nhất giữ đến giờ phút này. Tất cả các doanh nghiệp lớn nếu làm triệt để giải pháp an toàn sinh học chưa xảy ra và nếu làm điều này chúng ta sẽ ngăn không để dịch lan tỏa tiếp.
Đặc biệt ở khu vực các hộ chăn nuôi lớn phải gia cố thêm các điều kiện đảm bảo an toàn sinh học quyết liệt hơn, nhất là đàn giống gốc để sau này khi ổn định bệnh có điều kiện tái đàn. Tập trung chỉ đạo, cùng với công tác thú y của các biện pháp thú y để ngăn chặn. Giảm quy mô thiệt hại về kinh tế bằng mấy biện pháp, hiện nay vẫn còn 94% đàn lợn chúng ta sạch không bị bệnh.
Do đó, tuyên truyền không đẩy mạnh tiêu thụ thịt lợn, đây vừa là giải pháp kỹ thuật, vừa giảm thiểu kinh tế, giúp cho thị trường ta không bị xuống giá lúc này và đề phòng sốt tới đây quý III, IV khủng hoảng thiếu. Bởi nhiều nước hiện nay giá lợn rất cao.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp cùng các doanh nghiệp, các sở công thương để họp bàn dự trữ thịt đông lạnh, nếu doanh nghiệp nào có điều kiện thì tập trung chỗ này và Chính phủ sẽ có chính sách khuyến khích, tăng cường. Giảm thiểu kinh tế bằng cách không tăng đàn lúc này kể cả quy mô hộ nhỏ hay lớn vì tăng đàn lúc này nguy cơ rủi ro rất cao.
Bên cạnh đó, tập trung thúc đẩy các nhóm tăng trưởng khác của khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản trên cơ sở nguyên tắc tăng trưởng có liên kết chống nguy cơ rủi ro về dịch bệnh, chống rủi ro về thị trường nếu không ồ ạt lại xuống giá, cố gắng hạn chế thiệt hại về kinh tế. Tập trung vào các giải pháp trung hạn hơn, đó là thúc đẩy nhanh nghiên cứu khoa học.
Hiện nay Bộ Nông nghiệp cùng với Bộ Khoa học và Công nghệ, các nhà khoa học, các trung tâm lớn đang tập trung nghiên cứu thêm về các biện pháp an toàn sinh học, tập trung nghiên cứu vắc xin, bước đầu chúng ta đã phân lập tổ virut chủng loại trên địa bàn chúng ta làm tiền đề cho các bước nghiên cứu khác để kết hợp với các cơ quan khoa học và nước ngoài để chúng ta làm điều này.
Về thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp cùng với các ngành tính toán trên cơ sở năm nay có dịch chưa bao giờ xảy ra, nông dân chúng ta rất thiệt hại, các thành phần kinh tế tham gia thiệt hại, nhà nước có một chính sách hỗ trợ trên cơ sở nguyên tắc dịch xảy ra không ai muốn, nhà nước sẽ cố gắng tối đa trong điều kiện cho phép để trung ương, địa phương, và người dân cùng chung tay vào lúc khó khăn nhất.
Về giải pháp căn cơ hơn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành nông nghiệp tổng kết 10 năm Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi 2008 - 2019 để từ đó với tình hình nhu cầu thế giới, tình hình nền kinh tế Việt Nam gắn điều kiện biến đổi khí hậu phải xây dựng kịch bản chiến lược mới. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trình vào tháng 10 tới đây, làm cơ sở đảm bảo phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là lĩnh vực chăn nuôi bền vững, khai thác đúng hiệu quả và san sẻ rủi ro không tập trung vào một số nhóm đối tượng quá lớn như vừa qua.
Về thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp cùng với các ngành tính toán trên cơ sở năm nay có dịch chưa bao giờ xảy ra, nông dân chúng ta rất thiệt hại, các thành phần kinh tế tham gia thiệt hại, nhà nước có một chính sách hỗ trợ trên cơ sở nguyên tắc dịch xảy ra không ai muốn, nhà nước sẽ cố gắng tối đa trong điều kiện cho phép để trung ương, địa phương, và người dân cùng chung tay vào lúc khó khăn nhất.
Về giải pháp căn cơ hơn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành nông nghiệp tổng kết 10 năm Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi 2008 - 2019 để từ đó với tình hình nhu cầu thế giới, tình hình nền kinh tế Việt Nam gắn điều kiện biến đổi khí hậu phải xây dựng kịch bản chiến lược mới. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trình vào tháng 10 tới đây, làm cơ sở đảm bảo phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là lĩnh vực chăn nuôi bền vững, khai thác đúng hiệu quả và san sẻ rủi ro không tập trung vào một số nhóm đối tượng quá lớn như vừa qua.