Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Tránh khiêu khích hacker nước ngoài

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đề nghị giới công nghệ Việt Nam tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, tránh hành vi khiêu khích, thách thức không cần thiết đối với các nhóm hacker nước ngoài.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Tránh khiêu khích hacker nước ngoài

Trả lời câu hỏi về vụ tin tặc tấn công vào một số hệ thống thông tin của sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết, cuộc tấn công diễn ra vào lúc 16h ngày 29/7. Trước đó 2 giờ Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) đã phát đi cảnh báo số 1 về yêu cầu kiểm tra và xử lý sự cố mã độc khẩn cấp.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Tránh khiêu khích hacker nước ngoài ảnh 1

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn trả lời báo chí chiều 29/7. Ảnh: Ngọc Thành.

Theo Bộ trưởng, thời gian tới không chắc chắn những cuộc tấn công tương tự có diễn ra nữa hay không, vì rất khó ngăn chặn triệt để mọi cuộc tấn công trong không gian mạng. “Những mối nguy cơ sẽ ngày càng cao hơn, chúng ta càng phải nâng cao cảnh giác, đầu tư cho con người và kỹ thuật”, ông nói.

Lãnh đạo Bộ Thông tin cho rằng phải tìm ra thủ phạm mới có bằng chứng đầy đủ để buộc tội. "Cần điều tra về mặt kỹ thuật, chúng ta cần bình tĩnh, thận trọng, tránh suy diễn”, ông nhấn mạnh và đề nghị giới công nghệ Việt Nam cũng như các bên liên quan tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, tránh hành vi khiêu khích, thách thức không cần thiết đối với các nhóm hacker nước ngoài, không kêu gọi dùng hacker Việt Nam tấn công hacker nước này, nước khác.

Liên quan đến vấn đề các nhà mạng Việt Nam dùng thiết bị Trung Quốc, người đứng đầu Bộ Thông tin cho biết, đúng là có thực trạng nhà mạng lớn hiện nay ở Việt Nam sử dụng thiết bị công nghệ Trung Quốc và cũng có khả năng thiết bị đó có vấn đề. Ví dụ laptop của hãng Lenovo (Trung Quốc) đã bị phát hiện vi phạm quyền riêng tư của người sử dụng.

Việc nhà mạng mua thiết bị Trung Quốc do nhiều yếu tố như điều kiện lịch sử; luật đấu thầu có những hạn chế, nhất là về giá thành; cách tiếp cận linh hoạt của doanh nghiệp Trung Quốc; một số hãng công nghệ Trung Quốc có thương hiệu toàn quốc… Hơn thế, về luật hiện nay không có sự phân biệt đối xử.

Theo Bộ trưởng Tuấn, thời gian tới cơ quan quản lý nhà nước sẽ có đánh giá toàn diện hơn, có tiêu chuẩn cụ thể để đảm bảo an toàn thông tin khi mua các hệ thống thông tin quan trọng. Nhưng phải khẳng định không thể đảm bảo an toàn an ninh thông tin nếu chỉ phụ thuộc vào một công nghệ hay một doanh nghiệp nào và cũng không có thiết bị nào đảm bảo tin tưởng hoàn toàn.

“Chúng tôi khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc kinh doanh, trong điều kiện cần thiết phải biết hy sinh lợi ích doanh nghiệp để đặt lợi ích dân tộc, quốc gia lên hàng đầu, góp phần cùng nhà nước đảm bảo an toàn thông tin trong mọi điều kiện, hoàn cảnh”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Sự cố tin tặc tấn công được ghi nhận vào chiều 29/7 khi hàng loạt màn hình hiển thị thông tin chuyến bay tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất cùng hệ thống phát thanh của sân bay bất ngờ bị chèn nội dung kích động, xuyên tạc về biển Đông.

Cùng thời điểm, Vietnam Airlines xác nhận trang mạng chính thức của Vietnam Airlines đã bị chiếm quyền kiểm soát và chuyển sang trang mạng xấu ở nước ngoài. Trên trang xuất hiện các ngôn ngữ kích động. Dữ liệu của 400.000 hội viên khách hàng thường xuyên bị công bố. Việc bị hacker tấn công khiến hơn 100 chuyến bay bị chậm, hành khách ùn ứ tại các quầy làm thủ tục.

Đến 17h10, trang mạng của Vietnam Airlines đã được khôi phục. 
18h, các hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống dữ liệu của Vietnam Airlines bị tấn công đã được cô lập và đang trong quá trình khắc phục.

Theo Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật, tin tặc chỉ xâm nhập được vào giao diện màn hình hiển thị các thông tin về chuyến bay của Vietnam Airlines tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, không xâm nhập hệ thống tra cứu, đặt vé. Hệ thống điều hành bay, an ninh của các sân bay này vẫn hoạt động bình thường.

Theo Vnexpress

Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
(Ngày Nay) - Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 4/5, số trẻ em tại nước này tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp và tiếp tục ở mức thấp kỷ lục, trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang nỗ lực triển khai những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.