"Bóng ma" quá khứ ám ảnh các nước Trung Á

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khi làn sóng chiến tranh ở Ukraine bắt đầu xoay chuyển hướng đi của chính quyền Moscow, nỗi lo ngại về sự hiện diện của yếu tố Nga đang lan rộng trong cộng đồng các quốc gia vệ tinh của Liên Xô cũ trên khắp Trung Á và vùng Kavkaz.
Lãnh đạo 5 nước Trung Á.
Lãnh đạo 5 nước Trung Á.

Trung Á, khu vực được bao quanh bởi Trung Quốc, Nga và Iran, vốn là trung tâm của lục địa Á-Âu và là một điểm chiến lược quan trọng. Nơi đây bao gồm Uzbekistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan, trong đó Kazakhstan là một quốc gia giàu tài nguyên năng lượng và khoáng sản.

Tuy nhiên, sự cân bằng địa chính trị trong khu vực đang bị lung lay. Vào đầu tháng 3, các cựu quan chức chính phủ cấp cao và nhiều chuyên gia khác nhau từ các quốc gia Trung Á và các quốc gia phương Tây đã tập trung tại Tbilisi, thủ đô của Georgia ở Nam Caucasus, để tham dự Hội nghị An ninh Rondeli, một diễn đàn an ninh thường niên.

Hội nghị cho thấy một sự thay đổi đáng chú ý trong quan điểm đối với tình hình tại Ukraine. Nhiều đại biểu từ khu vực Liên Xô cũ bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự can thiệp của Nga trong tương lai vào vấn đề nội bộ của Trung Á.

Trong thời gian hội nghị và nghỉ giải lao, nhiều người cho rằng Nga hiện đang chiếm thế thượng phong trong cuộc xung đột tại Ukraine và việc chọc giận Điện Kremlin sẽ là điều không nên. Một số người cho rằng tốt nhất nên hành động cẩn thận để không hứng chịu cơn thịnh nộ của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Cho đến khoảng mùa hè năm 2023, Trung Á nhìn nhận cuộc chiến theo cách khác. Quân đội Nga đang gặp khó khăn và không đủ khả năng can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thuộc Liên Xô cũ.

Năm quốc gia đã tìm cách thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Nga bằng cách tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với Mỹ ở New York và với Đức ở Berlin vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi khi các cuộc phản công của Ukraine đã chững lại và sự hỗ trợ quân sự của Mỹ cho chính quyền Kyiv đã giảm bớt. Nếu cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, người từng lên tiếng hoài nghi về việc ủng hộ Ukraine, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 sắp tới, quân đội Nga có thể có thêm động lực.

Đã xuất hiện các dấu hiệu cho thấy Nga đang thắt chặt sự kiểm soát đối với các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Một cựu quan chức cấp cao của Liên Xô cho biết ông Putin đang âm thầm gây áp lực lên Trung Á và các nước khác trong quỹ đạo của Nga để ưu tiên quan hệ với Moscow.

Tình hình này đặc biệt nhạy cảm đối với Kazakhstan, quốc gia có chung đường biên giới dài 7.600 km với Nga. Số lượng người gốc Nga chiếm khoảng 20% dân số Kazakhstan, khiến nước này dễ chịu ảnh hưởng từ Điện Kremlin.

Tháng 11 năm ngoái, ông Putin đã đến thăm thủ đô Astana, gọi Nga và Kazakhstan là “những đồng minh thân cận nhất”.

Quân đội Nga gần như tập trung toàn lực cho chiến trường Ukraine, đến mức chính quyền Moscow sẽ chỉ còn rất ít nguồn lực nếu muốn can thiệp vũ trang vào các nước vệ tinh cũ khác. Tuy nhiên, một cựu quan chức Liên Xô cho biết Điện Kremlin vẫn có thể "gây bất ổn cho các quốc gia này bằng cách can thiệp vào các vấn đề nội bộ và xã hội của họ" thông qua thông tin và các thủ thuật chính trị.

Ở Moldova, quốc gia giáp biên giới Ukraine, một tình trạng căng thẳng khó chịu đã bao trùm khắp đất nước. Tại một đại hội đặc biệt ở khu vực ly khai Transnistria của Moldova, nơi trên thực tế nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng thân Nga, các nhà lập pháp hôm 28/2 đã thông qua một nghị quyết tìm kiếm sự giúp đỡ của Nga để "bảo vệ" khu vực khỏi "sự áp bức" của chính quyền trung ương. Bộ Ngoại giao Nga nhanh chóng trả lời rằng họ sẽ "cân nhắc kỹ lưỡng" yêu cầu này.

Moldova được điều hành bởi một chính phủ thân phương Tây, vốn mong muốn gia nhập Liên minh châu Âu.

Georgia cũng phải đối mặt với mối đe dọa từ Nga. Kể từ cuộc xung đột với Nga năm 2008, hai khu vực ly khai là Abkhazia và Nam Ossetia, cùng nắm giữ 20% diện tích Georgia, đã nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Nga.

Alex Petriashvili, cựu Bộ trưởng nhà nước Georgia về hội nhập châu Âu và châu Âu-Đại Tây Dương, cho biết: “Nếu Nga giành chiến thắng ở Ukraine, chắc chắn họ sẽ tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng của mình sang khối Liên Xô cũ khác bằng các biện pháp chính trị và quân sự”.

"Mục tiêu đầu tiên có thể sẽ là các quốc gia mong manh Moldova và Georgia. Putin cũng sẽ cố gắng giành lại quyền kiểm soát Trung Á và toàn bộ phía nam Caucasus", ông Petriashvili chỉ ra.

"Nhưng ngay cả trong trường hợp khôi phục Liên Xô, Putin cũng sẽ không dừng lại ở đó và sẽ tiến xa hơn tới các nước vùng Baltic", vị này nói thêm.

Theo Nikkei Asia
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.