Cá chết nổi trắng sông An Cựu có thể do ô nhiễm hữu cơ cục bộ

Nhiều người dân sống quanh sông An Cựu (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết, hiện tượng cá chết nổi trắng sông An Cựu là hiện tượng hiếm thấy trong hàng chục năm qua.
Cá chết nổi trắng sông An Cựu có thể do ô nhiễm hữu cơ cục bộ

Cá chết nổi trắng sông An Cựu có thể do ô nhiễm hữu cơ cục bộ ảnh 1

Ảnh chỉ có tính minh họa. Ảnh:TTXVN

Hiện tượng cá chết bắt đầu xuất hiện khoảng từ 6 giờ ngày 22/8, càng về trưa số lượng cá chết càng nhiều hơn; đặc biệt tại đoạn quanh cầu Kho Rèn đến cầu An Cựu cá chết nổi trắng mặt sông, chủ yếu là cá gáy, cá diếc, cá chẻng... là những loài sống ở tầng mặt.

Theo ghi nhận của phóng viên, trên đoạn sông này có hàng chục cống thoát nước sinh hoạt từ các khu dân cư đổ ra sông.

Ông Nguyễn Minh Đức, Phó Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên-Huế giải thích nguyên nhân ban đầu cá chết trên sông An Cựu có thể do trên địa bàn vừa có mưa to, khí độc từ đáy sông bốc lên gây ô nhiễm nguồn nước. Đây có thể gọi là hiện tượng yếm khí và ô nhiễm hữu cơ cục bộ.

Hiện Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên-Huế đang lấy mẫu để phân tích, tìm nguyên nhân cụ thể.

An Cựu là con sông đào lớn nhất chảy qua thành phố Huế được khơi thông vào thời nhà Nguyễn, dưới đời vua Gia Long (năm 1814). Sông An Cựu có điểm đầu nối với sông Hương kéo dài về đập Thần Phù với chiều dài gần 30km.

Theo Vietnamplus

Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
(Ngày Nay) - Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 4/5, số trẻ em tại nước này tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp và tiếp tục ở mức thấp kỷ lục, trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang nỗ lực triển khai những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
(Ngày Nay) - Nhiều khả năng virus cúm gia cầm đã lây lan ở bò sữa 4 tháng trước khi giới chức Mỹ phát hiện và xác nhận loại virus này là chủng H5N1 độc lực cao. Đây là thông tin được nêu trong bản phân tích mới nhất về dữ liệu di truyền do Trung tâm dịch bệnh động vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện và công bố gần đây.