Đây là cách ăn đã được rất nhiều nhà khoa học chứng minh là hiệu quả, đem lại rất nhiều lợi ích. Đầu tiên, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng việc ăn nhanh có thể khiến bạn tăng cân.
Trong một nghiên cứu trên hơn 4.000 người, các ứng viên được yêu cầu đánh giá tốc độ ăn uống của họ. Kết quả cho thấy những người ăn nhanh thường có trọng lượng cơ thể nặng hơn. Hơn nữa, những người ăn nhanh có nguy cơ béo phì cao hơn gấp 115% so với người nhai chậm.
Các khoa học gia cho biết nguyên nhân của việc này là do việc nhai chậm sẽ khiến bạn ăn ít hơn. Thông thường sau khi ăn xong, ruột sẽ tiết ra hormone mang tên ghrelin có tác dụng kiểm soát cơn đói. Đồng thời, các hormone kìm hãm cơn đói như cholecystokinin (CCK), peptide YY(PYY) và glucagon-like peptide-1 (GLP-1) cũng được hình thành.
Nhiều nhà khoa học đã chứng minh việc “ăn chậm lại” sẽ giúp bạn tránh được nỗi lo tăng cân. (Ảnh minh họa).
Các hormone này đóng vai trò chuyển tín hiệu đến não bộ, thông báo rằng cơ thể đang dung nạp dinh dưỡng. Chúng sẽ khiến bạn cảm thấy no, ăn kém ngon miệng đi, và cuối cùng là ngưng ăn. Đặc biệt, quái trình này diễn ra trong khoảng 20 phút, do đó việc ăn chậm sẽ giúp não bộ có thêm thời gian nhận tín hiệu, và kết quả là bạn sẽ ăn ít đi.
Để chứng minh điều này, một nghiên cứu trên 17 người đã được thực hiện vào năm 2009. Các ứng viên được ăn 300ml kem theo 2 cách: ăn hết trong 5 phút, và ăn hết trong 30 phút.
Kết quả xét nghiệm cho thấy hormone no bụng tăng rất nhiều khi ăn chậm, đồng thời những người này cũng báo lại rằng họ có cảm giác no nhiều hơn
Hơn nữa việc ăn chậm còn góp phần giúp ta giảm được lượng calorie nạp mỗi ngày.
P.V