Cách luộc gà ngon cúng Giao thừa ai cũng nên biết

Cách luộc gà ngon cúng giao thừa và những ngày Tết rất đơn giản nhưng không phải bà nội trợ nào cũng nắm được.
Cách luộc gà ngon cúng Giao thừa ai cũng nên biết

Dưới đây là những lưu ý để bà nội trợ có được món gà cúng vừa ngon vừa đẹp mắt:

Cách chọn gà cúng Giao thừa

Thông thường thì có thể cúng bất cứ loại gà nào, nhưng để bày tỏ lòng thành và sự tôn kính của gia chủ đối với tổ tiên thì tốt nhất nên chọn loại gà ta tơ.

Hơn nữa, giao thừa (trừ tịch) là đêm mà theo quan niệm dân gian thì mặt trời ngủ sâu nhất, bởi thế nên người Việt thường hay cúng gà trống hơn là gà mái với hy vọng con gà sẽ cất cao tiếng gáy đánh thức mặt trời dậy để cả năm được tràn ngập ánh sáng, mưa thuận gió hòa, con đường tiền tài, sức khỏe… được rạng rỡ, sáng sủa.

Để chọn được một con gà trống tơ ngon, nên chọn những con mào đỏ tươi, nhú đều nhau, chân vàng, lông mượt là gà khỏe, ức đầy. Bấm nhẹ phía dưới ức thấy xương mềm; vạch nhẹ lông ra thấy da ấm, mềm, mỏng là gà ngon, đạt tiêu chuẩn.

Cách luộc gà cúng phải rất cẩn thận chứ không như gà luộc bình thường.

Cách luộc gà ngon cúng Giao thừa ai cũng nên biết ảnh 1

Cách làm thịt gà cúng

Để làm thịt gà cúng cần chuẩn bị một con dao thật sắc để cắt tiết gà, đĩa nhỏ để đựng tiết gà, một nồi nước sôi để vặt lông, muối và một chậu nước sạch để rửa gà.

Cầm 2 chân gà vào làm 1 và bẻ nhẹ cánh, dốc ngược đầu gà xuống dưới đĩa chuẩn bị sẵn và giữ chặt vừa đủ tránh cầm quá chặt sẽ làm tím phần cánh gà.

Vặt lông phía dưới cổ và cắt tiết theo nguyên tắc “Trống cắt tai, mái cắt cổ” để được nhiều tiết nhất và không làm tím gà bởi khi luộc tiết chưa hết sẽ làm gà bị đen. Hứng tiết chảy xuống khoảng 5 phút, cho đầu gà vào cánh để một lúc cho gà chết hẳn đem vặt lông.

Cho gà vào nồi nước đun sôi, trụng gà qua vài lần rồi nhấc gà ra, vặt lông gà theo chiều xuôi và nhanh tay. Bóc lớp màng ở chân, mào, lưỡi gà và mỏ.

Sau khi vặt lông xong, xát muối đều lên thân để làm sạch lông măng và khử mùi hôi.

Có 2 cách mổ gà là mổ moi và mổ phanh, gà để cúng thường mổ moi vì sau khi luộc, gà sẽ đẹp hơn.

Đầu tiên rạch một đường nhỏ ở diều khoảng 2 - 3cm, lôi toàn bộ diều và cuống họng ra.

Tiếp đến, rạch 1 đường khoảng 4cm ở gần hậu môn gà (cách hậu môn gà khoảng 2-3cm), sau đó thò tay vào bên trong và nhẹ nhàng lôi hết nội tạng của gà ra, tránh để nát và vỡ mật, rồi bỏ riêng ra 1 chỗ.

Sau khi mổ xong rửa sạch qua nước và cho chân gà quặt vào phía trong bụng gà qua vết mổ moi.

Bước cuối cùng, xỏ lạt qua mũi gà sau đó vòng lạt qua 2 cánh gà và buộc chặt đề sau khi luộc cổ gà ngẩng cao 2 cánh chụm lại ngụ ý chắp tay thành kính dâng lên thần linh, gia tiên.

Cách buộc gà cúng đẹp

+ Gập chân vào sát đùi gà, dùng chỉ hoặc dây lạt buộc cố định. Dùng dây mềm để không cắt phạm da gà.

+ Rạch hai đường hai bên cổ, nhét cánh gà ngược ra phía miệng gà theo hai lỗ rạch đó. Chỉ để phần đầu cánh chìa ra ngoài.

Cách luộc gà cúng Giao thừa

- Nguyên liệu: Gà mổ và làm sạch, gừng, hành, mỡ gà, nghệ.

- Luộc gà:

Cách luộc gà cúng đẹp thực tế không khó. Thông thường luộc gà cúng người ta sẽ mổ moi, làm sạch. Đặc biệt, khi rửa, cần rửa sạch tiết để làm nước không bị đục và tiết bám đen vào gà.

Sau đó, đặt con gà nằm nghiêng trong nồi nước lạnh, đầu ngửa ra phía lưng, chân quặp phía sau bụng, hai cánh co tự nhiên (tốt nhất là buộc dáng trước khi bỏ vào nồi). Khi luộc cần lật đều hai bên để gà không bị vẹo.

Cho gà vào nồi, đổ nước lạnh ngập thân gà. Đun lửa tới sôi lăn tăn. Không để sôi sùng sục, vì để sôi to quá, da gà rất dễ bị nứt. Lúc này, hớt bỏ bọt và cứ để thế khoảng 7 - 8 phút.

Nướng 1 củ gừng, 1 củ hành, đập dập bỏ vào nồi nước luộc gà rồi luộc tiếp (nếu không muốn cho hành, gừng thì có thẻ bỏ qua bước này). Nếu là gà tơ, gà non thì luộc thêm 5 phút, còn gà già hơn chút thì luộc thêm 10 phút. Sau đó, tắt bếp, đậy vung, ngâm gà trong nước thêm 5 phút.

Để kiểm tra xem gà chín chưa có thể dùng đầu đũa chọc vào gà, nếu đũa đâm xuyên dễ dàng, nước ứa ra không có màu đỏ là đã chín.

- Để da gà giòn:

Muốn da gà cúng giòn, khi vớt ra thả ngay vào nước thật lạnh, khi nguội hẳn thì vớt ra, để ráo.

- Để gà vàng đẹp

Giã nát một chút xíu nghệ rồi vắt lấy nước trộn mỡ gà đã rán vàng. Khi thấy gà đã ráo nước thì quét một lớp hỗn hợp này dàn đều lên phần da gà khi đã ráo nước. Đảm bảo gà luộc sẽ trông thật bóng bẩy và căng mượt nhìn thật hấp dẫn.

Có một số chị em chia sẻ kinh nghiệm rằng, để luộc gà cúng đẹp cũng có thể đun sôi nước rồi mới cho gà vào. Sau khi cho gà vào, thì đun sôi nước trở lại, thì vặn lửa nhỏ, luộc chín gà chỉ khoảng 60% trong khoảng 8-10 phút. Sau đó tắt bếp, ngâm gà trong nồi thêm 10 phút nữa là được. Sau đó, vớt gà ra, rửa qua nước lạnh cho da gà giòn, sạch rồi để ráo nước là được. Với cách này, gà ăn cũng vẫn ngon không kém.

Lưu ý: Khi luộc, nếu đổ nước không đủ để ngập gà thì khi luộc và om gà, cần trở gà 1-2 lần.

Trang trí gà cúng Giao thừa

Để gà luộc trông mọng, màu da tươi tắn, sau khi vớt ra, nên nhúng ngay vào nồi nước sôi để nguội, nước lạnh càng tốt. Đến lúc gà nguội hẳn mới lấy ra đĩa. Nếu không, da gà sẽ bị khô và xỉn màu. Sau đó, để thịt ráo nước một chút, dùng dùng củ nghệ, giã nhỏ vắt lấy nước trộn với mỡ gà đã thắng quét một lớp lên da, da gà sẽ có màu vàng bóng và căng mượt, trông rất hấp dẫn.

Theo kinh nghiệm dân gian, gà luộc xong để nguội rồi bày lên đĩa, đặt sao cho đầu gà hướng lên ngậm thêm bông hoa cà chua thể hiện sự cầu mong an lành, đón nhận hạnh phúc, tiền tài trong năm mới. Gà cúng được luộc chín, có màu vàng đẹp mắt, da bóng sẽ giúp mâm cơm Tết bày trên ban thờ hấp dẫn hơn.

Vân Trang

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.