Cam núi

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) -  Trên núi, cam sành bắt đầu chín. Thế nhưng, đi qua bãi tập kết đầu mối ngày hôm qua, tôi chỉ nhìn thấy duy nhất một chiếc xe container chờ lấy hàng.

Cam núi

- Mọi năm, tầm này luôn có vài chục chiếc...

Đó là một câu nói dở chừng, bởi người nói, một người phụ nữ trẻ thay vì nói nốt câu lại thở dài. Cô ấy biết nói ra phần còn lại cũng chả để làm gì. Năm nay là mùa thứ ba liên tiếp cam núi rớt giá thảm hại rồi.

Cam núi, là loại cam sành trồng trên núi đá. Nó ngọt, thơm nhờ nguồn nước đá vôi, nhờ chất đất ẩm mát bên rừng già. Nhưng cũng vì để đạt được hương vị ngọt thơm vô đối ấy mà việc chăm sóc, thu hái cũng trở nên vất vả vô cùng. Năm ngoái, cam chín giáp Tết, lại mưa dầm, công thu hái cao gần ngang giá bán.

Hàng xóm chung hàng rào nhà tôi, mùa cam năm ngoái cụt vốn. Năm nay, 8 ha cam không chăm không bón, cỏ mọc quá đầu người. Nhìn những trái cam còi cọc trên những ngọn cây úa vàng, ông hàng xóm nở nụ cười chua chát: “Cam không chăm nó thế, mà chăm thì năm nay khéo người còn xơ xác hơn cam!”.

Buổi tối pha cam tửu với nước cam mới hái từ trên núi. Nói là uống thôi, đừng nói chuyện giá cam chi cho buồn. Nhưng mà người trồng cam ở giữa mùa cam thì nói chuyện gì đây?

Sau 2 năm mày mò, với sự giúp đỡ của một bậc thầy về chế biến, giờ thì tôi biết mình đã có thể làm gì với trái cam núi đá. Chỉ mong, khi những sản phẩm từ cam núi thực sự hoàn thiện, để người trồng cam, ai muốn đều có thể tự làm, như người nông dân Pháp nấu Calvados, như người Ý nấu Grappa.

Khi đó, có lẽ những cây cam sành vẫn nở hoa trên núi đá.

Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.
Bão Beryl là cơn bão cấp 5 đầu tiên hình thành vào tháng 6 khi bắt đầu mùa bão Đại Tây Dương. Ảnh: Nasa
Nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ gió bão Đại Tây Dương năm 2024
(Ngày Nay) - Viện nghiên cứu Climate Central công bố một công trình cho thấy nhiệt độ đại dương ấm lên do con người gây ra đã làm tăng tốc độ gió tối đa của mọi cơn bão Đại Tây Dương trong năm 2024. Điều này phản ánh cách thức mà biến đổi khí hậu đang khuếch đại sức mạnh hủy diệt của các cơn bão.
Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia, phun trào ngày 8/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia cảnh báo nguy cơ lũ dung nham lạnh gần núi lửa Lewotobi
(Ngày Nay) - Ngày 20/11, giới chức Indonesia cho biết núi lửa Lewotobi Laki-laki tiếp tục hoạt động mạnh khiến 3 ngôi làng trong khu vực Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara có nguy cơ cao phải hứng chịu lũ dung nham lạnh từ các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi trên. Các ngôi làng này nằm trong bán kính 7 km tính từ miệng núi lửa.