Căn bệnh khiến hàng nghìn người nhảy múa điên cuồng đến chết

Những người mắc bệnh nắm tay nhau nhảy múa nhiều giờ trong “cơn mê hoang dã” và cuối cùng kiệt sức đổ gục kêu rên, đau đớn.
Căn bệnh khiến hàng nghìn người nhảy múa điên cuồng đến chết

Nhảy múa đến chết

Tháng 7/1518, trước sự chứng kiến của dân làng, Frau Troffea bắt đầu nhảy múa trên đường phố Strasbourg (Pháp). Cô gái không thể ngăn bản thân khỏi sự điên cuồng trong những điệu nhảy.

Ngay sau cô, một hàng xóm khác cũng trở nên như vậy. Đến cuối tuần, đã có hơn 30 người nhảy nhót không màng ngày đêm. Sự việc chưa dừng lại ở đó. Trong vòng một tháng, ít nhất 400 công dân Strasbourg bao gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị cuốn vào hiện tượng này.

Đây không phải là hiện tượng hiếm hoi. Nhảy múa đến chết diễn ra từ thế kỷ 13-14, suy yếu vào cuối thế kỷ 18. Các triệu chứng của Nhảy múa đến chết là thôi thúc khiêu vũ, nhảy hoang dã, ca hát tới mức không thể kìm chế dẫn đến tử vong.

Trong nhiều trường hợp, có cả hành vi dâm ô, như diễu hành khỏa thân trên đường phố, thậm chí còn cả truy hoan công cộng. Đám đông đổ ra đường trong trạng thái mê sảng tăng dần về số lượng.

Dịch Nhảy múa đến chết lan truyền nhanh chóng, người xem cũng sẽ bị lây nhiễm, tự rời bỏ nhà tham gia, trong đó phụ nữ và trẻ em trở thành nạn nhân trực tiếp.

Vào đêm Giáng sinh năm 1027, 18 nông dân khi đang tham dự Lễ Giáng sinh tại Bernburg, Đức bắt đầu có dấu hiệu phát bệnh, nhảy múa và la hét liên tục. Hậu quả, 4 trong số này tử vong, số còn lại kiệt sức và mắc chứng run rẩy chân tay.

Năm 1237, hơn 100 trẻ em ở Erfurt, Đức bị nhiễm dịch Nhảy múa đến chết, bắt đầu nhảy múa trên đường phố cho đến khi ngã quỵ. Nhiều trẻ trong số này tử vong, số sống sót lại mắc chứng run toàn thân vĩnh viễn.

Căn bệnh khiến hàng nghìn người nhảy múa điên cuồng đến chết ảnh 1

Hai người đang nhảy múa đến chết.

Tháng 6/1278 dịch “nhảy múa đến chết” bùng phát tại thị trấn Utrecht, Hà Lan, 200 người bắt đầu nhảy múa điên dại trên cầu Mosel làm cây cầu này bị sập, làm cho toàn bộ 200 người bị nước cuốn trôi. Sau một thời ngủ yên, năm 1374 dịch “nhảy múa đến chết” lại xuất hiện tại thị trấn Aix-la-Chapelle, Đức.

Những người mắc bệnh nắm tay nhau nhảy múa nhiều giờ trong “cơn mê hoang dã” và cuối cùng kiệt sức đổ gục kêu rên, đau đớn. Nhiều nạn nhân bị biến chứng bị mất thị lực, phát sinh ảo giác, la hét và gọi tên các loại rượu mạnh hoặc nhân vật thánh thần.

Vài tháng sau khi sự cố Aix-la-Chapelle xảy ra, dịch “nhảy múa đến chết” xuất hiện tại vùng Cologne, Đức với trên 500 người mắc bệnh. Cùng thời gian này tại Metz, Pháp 1.100 mắc bệnh và nhiều người bị tử vong.

Đâu là nguyên nhân?

Theo tạp chí y học Chambers Edinburgh Journal của Anh thì dịch “nhảy múa đến chết” là hậu quả của dịch hạch Black Plague mang lại.

Người Italia tin rằng đây là căn bệnh do vết cắn từ nhện tarantula, nhưng ở một số nơi châu Âu không có nhện tarantula mà vẫn phát bệnh. Chuyện đồn rằng, những người mắc bệnh khi ngủ dậy bỗng dưng thấy đau từ một vết cắn của nhện tarantula. Ngay sau đó đã xuất hiện ham muốn hoang dã, muốn nhảy múa.

Ở Bỉ dịch Nhảy múa đến chết xuất hiện cùng với “bầy thiên nga vũ công” di chuyển từ thị trấn này qua các thị trấn kia trong nhiều ngày liên tục và được gọi là bệnh dịch hạch quỷ ám.

Đến nay đã hàng trăm năm trôi qua nhưng nguyên nhân gây dịch “nhảy múa đến chết” vẫn là bí ẩn, thách thức đối với khoa học hiện đại.

Một số nguyên nhân khác như bị ngộ độc nấm cựa gà (Ergot), gây ra ảo giác, co giật và thường do thay đổi thời tiết đột biến gây ra như lũ lụt và mưa nhiều làm cho nấm fungus claviceps purpura phát triển mạnh, loại nấm mốc này còn tìm thấy trên hạt lúa mạch đen. Một số vùng xảy ra dịch Nhảy múa đến chết trùng thời điểm loại nấm trên phát triển, nhưng có nơi lại không có.

Theo các nghiên cứu hiện đại sau khi phân tích sức khỏe tâm thần tại thời điểm diễn ra dịch Nhảy múa đến chết đã phỏng đoán, tất cả những người mắc bệnh là nhóm cuồng loạn bởi chứng hysteria, và bệnh tâm thần theo nhóm do stress thể nặng.

Cũng có giả thuyết cho rằng những người mắc chứng nhảy múa điên loạn tới chết là bởi quá đói nghèo. Do nhiều người có thể đã bị stress quá nặng và mắc bệnh. Tuy nhiên, lập luận này cũng có nhiều điểm sai sót, bởi mô tả từ các tài liệu cổ đều khẳng định, nạn nhân rất khỏe mạnh chứ không hề có biểu hiện co giật, vận động yếu ớt như bị đói.

Giáo sư John Waller Đại học bang Michigan đưa ra. Ông cho rằng căn bệnh rối loạn tâm lý quần chúng này bắt nguồn tự sự mê tín dị đoan.

Theo Người đưa tin

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.