Căng thẳng thần kinh có thể khiến tình trạng bệnh COVID-19 trầm trọng hơn

0:00 / 0:00
0:00
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng những căng thẳng trong cuộc sống là một trong những tác nhân khiến những đợt dịch như COVID-19 trở nên tồi tệ hơn, và những người thường xuyên chịu áp lực sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch.
Căng thẳng thần kinh có thể khiến tình trạng bệnh COVID-19 trầm trọng hơn

Phát hiện trong nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc trường Đại học Y Mount Sinai ở New York (Mỹ) thực hiện và được công bố trên tạp chí Nature được kỳ vọng sẽ mở ra hướng tiếp cận mới, để các bác sĩ tìm hiểu kỹ hơn về trạng thái tinh thần của các bệnh nhân khi điều trị.

Đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra cách thức các bộ phận cụ thể của não kiểm soát phản ứng miễn dịch tế bào của cơ thể khi bị căng thẳng cấp tính, cũng như khi chống lại việc nhiễm bệnh. Nghiên cứu trên chuột cho thấy căng thẳng cấp tính có thể gây bất lợi cho việc chống lại các căn bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là COVID-19 và làm tăng nguy cơ tử vong.

Cụ thể, các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu đối với hai nhóm chuột, trong đó một nhóm bị căng thẳng và một nhóm ở trạng thái bình thường, đồng thời phân tích hệ thống miễn dịch của chúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy những con chuột bị căng thẳng cấp tính biểu hiện những thay đổi đáng kể trong hệ thống miễn dịch của chúng chỉ vài phút, trong khi nhóm chuột ở trạng thái bình thường không có hiện tượng này.

Các nhà nghiên cứu cũng đã phân tích cách thức cơ thể chúng phản ứng trước bệnh cúm thông thường và COVID-19. Kết quả cho thấy những con chuột ở trạng thái bình thường có khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn, đồng thời phục hồi nhanh hơn nếu mắc bệnh. Trong khi đó, những con chuột trong nhóm bị căng thẳng ốm yếu hơn, khả năng miễn dịch kém hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn.

Giới chuyên gia bày tỏ hy vọng rằng những phát hiện này sẽ khích lệ mọi người hướng tới một lối sống lành mạnh và ít căng thẳng hơn, đồng thời khuyến khích các bác sĩ xem xét sâu hơn về trạng thái tinh thần của bệnh nhân khi điều trị.

Tác giả của nghiên cứu trên - Tiến sĩ Filip Swirski, Giám đốc Viện Nghiên cứu Tim mạch tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai - cho biết những phát hiện này cho thấy tác động đáng kể của tình trạng căng thẳng đối với hệ thống miễn dịch. Ông nêu rõ: “Công trình nghiên cứu này cho chúng ta thấy rõ căng thẳng có tác động lớn đến hệ thống miễn dịch của chúng ta và khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về cách thức các yếu tố kinh tế xã hội, lối sống và môi trường mà chúng ta đang sống kiểm soát cách cơ thể chúng ta có thể tự bảo vệ chống lại việc mắc bệnh. Trong tương lai, chúng ta sẽ cần hiểu rõ hơn về những tác động lâu dài của tình trạng căng thẳng. Điều đặc biệt quan trọng là tìm hiểu cách đạt được khả năng phục hồi trước căng thẳng và liệu khả năng phục hồi có thể làm giảm tác động tiêu cực của căng thẳng đối với hệ thống miễn dịch của chúng ta hay không”.

Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.