Cao Bằng: Cuộc sống ở xã Đàm Thủy đảo lộn sau loạt trận động đất

Phía trong làng, nơi cách xa ngọn núi đá lở, ban ngày người dân vẫn trở về nhà sinh hoạt, nhưng tối đến, cả làng lại kéo nhau ra đồng ngủ trong những căn lều bạt dựng tạm để đảm bảo an toàn.
Cao Bằng: Cuộc sống ở xã Đàm Thủy đảo lộn sau loạt trận động đất ảnh 1

Nhiều ngọn núi ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) bị lở đá sau động đất. (Ảnh: Quốc Đạt/TTXVN)

Hai ngày sau đợt động đất gần nhất xảy ra chiều 28/11, người dân xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng vẫn chưa hết hoang mang lo sợ.

Cuộc sống của người dân nơi đây đang gặp nhiều khó khăn, cần được chính quyền hỗ trợ.

Anh Hà Văn Chiến, ở đội 1 xóm Lũng Phiắc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng chưa hết sợ hãi. Anh kể: "Sáng 28/11, khi đang ở nhà một người bạn cùng xóm thì tôi nghe thấy một tiếng nổ mạnh. Mặt đất rung lên, đá trên núi lăn xuống ầm ầm, bụi bốc cao mù mịt, nhà cửa rung lên bần bật. Tôi và người dân xung quanh hò nhau chạy hết xuống ruộng. Phải nhiều giờ sau mọi người mới hoàn hồn trở lại thì thấy rất nhiều nhà bị nứt tường, rơi ngói."

Anh Chiến dẫn chúng tôi ra sau ngôi nhà 3 tầng của em trai mình ở gần chân núi thuộc đội 1 xóm Lũng Phiắc để tận mắt chứng kiến nhiều khối đá lớn nằm ngổn ngang khắp vườn.

Một tảng đá lớn va vào tường nhà làm cho ngôi nhà bị thủng một lỗ to bằng miệng chậu nước.

Cao Bằng: Cuộc sống ở xã Đàm Thủy đảo lộn sau loạt trận động đất ảnh 2

Một nhà dân gần chân núi ở xóm Lũng Phiắc ở xã Đàm Thủy huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) bị đá núi rơi thủng tường. (Ảnh: Quốc Đạt/TTXVN)

Rất may ngôi nhà được xây dựng kiên cố nên kết cấu ngôi nhà không bị ảnh hưởng. Sau mấy trận động đất và dư chấn, ngôi nhà của em trai anh Chiến gần như luôn khóa cửa im ỉm.

Mặc dù chưa có thiệt hại lớn nhưng nhiều trận động đất liên tiếp xảy ra gần đây đã để lại một nỗi ám ảnh trong lòng người dân.

Cao Bằng: Cuộc sống ở xã Đàm Thủy đảo lộn sau loạt trận động đất ảnh 3

Tối đến, cả làng lại kéo nhau ra đồng ngủ trong những căn lều bạt dựng tạm để đảm bảo an toàn. (Ảnh: Quốc Đạt/TTXVN)Nhập mô tả ảnh

Những người cao tuổi nhất trong xóm cũng chưa bao giờ gặp trận động đất nào lớn đến như vậy. Phía trong làng, nơi cách xa ngọn núi đá lở, ban ngày người dân vẫn trở về nhà sinh hoạt, nhưng tối đến, cả làng lại kéo nhau ra đồng ngủ trong những căn lều bạt dựng tạm để đảm bảo an toàn.

Anh Lý Văn Pẩy, trưởng đội 1, xóm Lũng Phiắc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng cho biết đến nay chưa thể thống kê hết thiệt hại của người dân trong xóm nhưng gần như tất cả các ngôi nhà xây bằng đá cổ trong làng đều bị nứt tường, rơi ngói… Các mỏ nước của làng trước đây luôn đầy nước thì nay khô kiệt. Các giếng khoan, giếng đào cũng bị đục nước nên việc lấy nước sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn.

Cao Bằng: Cuộc sống ở xã Đàm Thủy đảo lộn sau loạt trận động đất ảnh 4

Một cụ bà ngoài 90 tuổi được con cháu đưa ra lều bạt cả ban ngày để đảm bảo an toàn. (Ảnh: Quốc Đạt/TTXVN)

Hiện nay, trẻ em vẫn không dám đến trường, mọi hoạt động sản xuất đều dừng lại. Mặc dù chính quyền đã thăm hỏi, động viên nhưng bà con vẫn rất hoang mang lo sợ.

Theo ông Nguyễn Thành Hải, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Trùng Khánh, trước tình hình trên, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng đã khẩn trương chỉ đạo các lực lượng quân sự dựng 30 chiếc lều bạt lớn cho người dân có chỗ trú ngụ, chuẩn bị phương tiện, thuốc men, lương thực, dụng cụ y tế sẵn sàn hỗ trợ người dân khi có tình huống khẩn cấp.

Đồng thời, chính quyền cũng phối hợp với các nhà khoa học địa lý đặt thêm máy đo rung chấn, theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến để có thêm dự báo tình hình trong thời gian tới.

Trước đó, liên tiếp từ ngày 25 đến 28/11, tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh xảy ra nhiều trận động đất, trong đó trận động đất lớn nhất đo được có độ lớn 5,4./.

Theo Vietnamplus
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.