Cấp phép ca khúc trước năm 1975: Ngoài chữ lý, cần chữ tình

(Ngày Nay) - Sự việc 5 ca khúc trước năm 1975 bị Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tạm dừng lưu hành rồi chính đơn vị này lại phải thu hồi quyết định đặt ra “lỗ hổng” trong việc cấp phép ca khúc. Cần một cách làm mới, cần sự chung tay của những người trong cuộc thì những tranh cãi, những việc vô nghĩa lý trên mới thực sự khép lại.
Bìa bản nhạc "Con đường xưa em đi" - 1 trong 5 ca khúc đã được phép lưu hành trở lại
Bìa bản nhạc "Con đường xưa em đi" - 1 trong 5 ca khúc đã được phép lưu hành trở lại

1. Do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước trong thế kỷ XX, một bài hát sáng tác trước năm 1954 tại miền Bắc, sau năm 1954 được sử dụng hoàn toàn rộng rãi tại miền Nam nhưng miền Bắc thì không còn được lưu hành. Có thể ví dụ bài hát “Ngày về” của nhạc sĩ Hoàng Giác vốn là bài hát lãng mạn nói về ước mơ của lớp thanh niên thành thị đi theo cách mạng lên Việt Bắc mong muốn cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi để trở về với quê hương và gia đình, tương tự nội dung ca khúc “Hướng về Hà Nội” của nhạc sĩ Hoàng Dương.

Thế nhưng, đen đủi cho nhạc sĩ Hoàng Giác là chính quyền Sài Gòn lại dùng bài “Ngày về” làm nhạc hiệu cho chương trình chiêu hồi trên Đài phát thanh. Vì “lý lịch” bài hát “xấu” như vậy đương nhiên “Ngày về” không được “chiếu cố” cấp phép lưu hành với “Cô hái mơ” và “Mơ hoa” của cùng tác giả vào thời điểm năm 1989-lần đầu cấp phép ca khúc trước năm 1975. Nhưng ngạc nhiên và khó hiểu ở điểm, rất nhiều ca sĩ từ cố tài tử Ngọc Bảo đến danh ca đương thời Trọng Tấn lại hát, thu âm, trình diễn “Ngày về” mà lại không thấy bị ngăn cản.

Chính vì lịch sử phức tạp của rất nhiều ca khúc nên chúng ta phải thông cảm cho Cục Nghệ thuật biểu diễn rất khó có đủ nhân lực và hiểu biết lịch sử để có thể thẩm định cả vạn bài hát sáng tác trước năm 1975. Đặc biệt, thời điểm này nhu cầu biểu diễn cũng như thưởng thức nhạc phẩm trước năm 1975 hồi sinh mạnh mẽ, tạo sức ép không nhỏ cho cơ quan chức năng. Cho nên, bên cạnh chỉ chờ các cá nhân, tổ chức đăng ký xin cấp phép ca khúc, Cục Nghệ thuật biểu diễn cần phải làm đầu mối chủ động phối hợp với các đơn vị quản lý nghệ thuật ở địa phương, các nhạc sĩ sáng tác trước năm 1975 (hoặc thân nhân của họ), thậm chí là cả các nhà sưu tập bản nhạc xưa, để tiến hành thẩm định ca khúc. Và bên cạnh cho phép ca khúc được lưu hành nên chăng cũng công bố luôn danh sách bài hát cấm lưu hành vĩnh viễn để tiện tra cứu? Không ai biết việc này sẽ kéo dài bao lâu nhưng nếu các bên cùng phối hợp thực hiện chắc chắn sẽ nhanh hơn, kết quả chắc chắn hơn, không bị sai sót.

2. Việc cấp phép thực sự phải linh động hơn, chỉ nên thẩm định nội dung là chính, cụ thể ở đây là ca từ, còn các vấn đề khác như quyền tác giả, dị bản ca khúc, ký âm bản nhạc có thể thực hiện sau. Lý do bởi vì trước năm 1975, các nhạc sĩ không chú trọng vấn đề bản quyền quá nhiều, không hiếm trường hợp một nhạc sĩ trẻ đứng tên chung với một nhạc sĩ thành danh để dễ được khán giả và các nhà xuất bản chú ý. Như trường hợp bài hát nổi tiếng “Tôi đưa em sang sông” - bản nhạc đầu tay của nhạc sĩ Nhật Ngân sáng tác năm 19 tuổi, ghi lại kỷ niệm buồn người yêu đi lấy chồng nhưng lại đứng tên chung với nhạc sĩ Y Vũ. Và thêm một lần ngạc nhiên, khi Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép lưu hành cho bài hát này lại chỉ ghi một mình tên tác giả là nhạc sĩ Y Vũ. Chuyện này có thể sửa sai không khó và nói chung về vấn đề quyền tác giả, Cục Nghệ thuật biểu diễn nên phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Bản quyền tác giả Âm nhạc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam để giải quyết.

Lại nói chuyện nội dung bài hát, điều quan trọng nội dung bài hát có tư tưởng tốt hay không, phải xét tổng thể chứ đừng vì một hai từ tiểu tiết “có vấn đề” mà gạt bỏ cả bài hát. Sở dĩ, các nhạc sĩ sáng tác trước năm 1975, hay gắn với một vài cụm từ liên quan đến lính, đến chiến trường bởi thời điểm chiến tranh thì rõ ràng người lính là nhân vật trung tâm của đời sống; thêm vào đó, phương tiện lăng xê bài hát nhanh nhất thời đó là Đài phát thanh (trong đó có Đài phát thanh quân đội là Đài có nhiều người nghe) nên thêm vài chữ liên quan đến quân đội mới dễ nổi tiếng.

Cấp phép ca khúc trước năm 1975: Ngoài chữ lý, cần chữ tình ảnh 1"Thành phố buồn" - bài hát nổi tiếng nhất và thu về nhiều tiền bản quyền nhất của tác giả Lam Phương

3. Về vấn đề dị bản, sau những năm tháng chiến tranh, chuyện không còn bản gốc, lời bài ca bị các ca sĩ tự sửa khi trình diễn không hiếm. Như bài hát nổi tiếng “Chiếc lá cuối cùng” của nhạc sĩ Tuấn Khanh, đúng phải là “Đêm qua chưa mà sao trời vội sáng?” thế mà nhiều ca sĩ cứ hát “Đêm chưa qua...”. Hoặc nhiều bài được các nhạc sĩ tự sửa sau năm 1975 như bài hát “Con đường xưa em đi” để phù hợp với thời đại. Nhưng các nhạc sĩ là những “tay mơ” trong chuyện luật pháp nên khi sửa lại lời thì không nộp bản sửa lại cho Trung tâm Bản quyền tác giả Âm nhạc. Cho nên, chuyện phối hợp, hỏi ý kiến các nhạc sĩ và thân nhân của họ trước khi ra quyết định là rất quan trọng.

Tóm lại, việc ra đời một bài hát thời điểm trước năm 1975 có nhiều điều phức tạp, cho nên các cơ quan chức năng phải thận trọng, trên cơ sở thấu tình đạt lý…

Nét đẹp tự nhiên trong từng chi tiết đèn kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết bí đỏ: Nét đẹp tự nhiên trong từng chi tiết đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Mẫu đèn Squash là một trong những tác phẩm điêu khắc bằng kính màu xuất sắc nhất của Tiffany Studios, được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp tự nhiên của hoa và lá bí đỏ. Thiết kế độc đáo với hình dạng quả bí kết hợp cùng kỹ thuật chế tác tinh xảo đã biến chiếc đèn này trở thành một kiệt tác nghệ thuật đầy ấn tượng.
Ảnh minh hoạ.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp nhận 1,5 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực thông tin công dân
(Ngày Nay) - Bộ Công an cho biết, tính đến giữa tháng 4/2024, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 16 bộ, ngành, 1 doanh nghiệp nhà nước, 3 doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương, tiếp nhận 1,5 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực thông tin công dân, 650 triệu yêu cầu đồng bộ thông tin công dân.
Các đại biểu tham quan triển lãm.
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ đã diễn ra ngày 3/5, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức nhân Kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu.
Từ ngày 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ trực tuyến
(Ngày Nay) - Tổng số lượt sử dụng tài khoản định danh điện tử trên các Cổng dịch vụ công đến nay là trên 29,37 triệu, số lượt đăng nhập trên ứng dụng Etax của Tổng cục Thuế là gần 2,1 triệu lượt, số lượt đăng nhập trên ứng dụng VssID của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là hơn 10,4 triệu lượt. Tổng số tiền tiết kiệm được cho nhà nước ước tính 469 tỷ đồng.
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.