Khi ấy việc lựa chọn cho mình một người thợ cắt tóc giỏi phụ thuộc vào tiếng kéo, tiếng kéo ấy cũng như một “đặc sản” riêng của mỗi người, chỉ nghe tiếng kéo “xoẹt xoẹt” là có thể biết ai cắt hay ai cắt dở.
Theo thời gian, cái “đặc sản” ấy đã dần mai một và chỉ còn tồn tại trong kí ức của những thế hệ trước. Nhưng không phải đã vắng đi tiếng kéo, tiếng tông đơ trên vỉa hè những con phố đông đúc...
Chú Hậu bắt đầu học cắt tóc từ những năm 15,16 tuổi. Đến nay đã 60 tuổi hàng ngày vẫn có những người khách quen ghé qua quán chú cắt tóc. Vừa cắt cho một vị khách chú vừa kể về những lần đầu cầm kéo: “Khi ấy bố tôi dạy tôi cắt, chỉ cần thấy cắt lệch cho khách, ông đi qua không nói gì mà lấy gót giày dẵm vào đầu ngón chân, đau nhớ đời mà không dám kêu. Khi ấy học nghiêm lắm, cắt tóc cho người ta mà từ những khuôn mặt to tròn sau khi cắt nhìn thon gọn hay những ai gầy, mình cắt cho họ xong nhìn mặt lại có da có thịt hơn, cái đấy mới khó”.
Sau hơn 40 năm làm nghề, chú chưa một lần nghĩ đến việc bỏ nghề, có lẽ tình yêu với nghề làm đẹp cho thiên hạ đã ăn sâu vào máu của người đàn ông này.
2 người thợ này chia nhau một khoảng không gian nhỏ để hành nghề. Hai ông thợ này từng là bộ đội, cắt tóc cho anh em, quen tay về mở hàng cắt tóc. |
Cắt tóc ở vỉa hè thường kèm thêm món cạo mặt. |
Khi có tuổi, chú Hậu chuyển đồ nghề từ vỉa hè vào trong nhà để tránh mưa nắng. |
Giây phút chợp mắt của một người thợ trên đường Yên Phụ. |
“Ngày xưa làm gì có nhiều kiểu tóc đâu, toàn cắt chân phương hay là đầu cua thôi, mãi sau mới “đẻ“ ra thêm các kiểu cách đấy chứ”. |
Mỗi người thợ một khoảng vỉa hè nhỏ và đến khi trời tối, chỉ còn chiếc đèn pin đội đầu và bóng đèn leo lắt là nguồn sáng giúp người thợ cạo hành nghề. |
Cắt cho trẻ con gặp nhiều khó khăn hơn, và phải có bố mẹ đứng cạnh thì các bé mới chịu ngồi yên. |