Chàng trai Pháp làm “đại sứ ẩm thực Việt Nam” trên mạng xã hội

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Từng bôn ba khắp thế giới, nhưng Will le Courageux, một kỹ sư IT người Pháp, không nghĩ mình sẽ gắn bó quá lâu với một mảnh đất nào. Thế nhưng chính cuộc sống yên bình cùng văn hóa ẩm thực độc đáo đã khiến Will le Courageux chọn Việt Nam là nơi “thả neo” cho tâm hồn mình.
Chàng trai Pháp làm “đại sứ ẩm thực Việt Nam” trên mạng xã hội

Phải ăn như một người Việt

Xin chào Will le Courageux, mọi người đã biết tới anh qua những bài đăng quảng bá ẩm thực Việt Nam trên Instagram và TikTok. Nhưng cũng không ít người tò mò về khởi đầu của mối lương duyên giữa anh và Việt Nam?

- Tôi sinh ra ở Pháp nhưng không chọn gắn bó với quê hương mà muốn được đây đi đó để trải nghiệm cuộc sống tại nhiều quốc gia. Ngay khi trưởng thành, tôi đã rời nước Pháp tới làm việc tại Thụy Điển, Thụy Sĩ, Mỹ và Mexico, rồi Indonesia…

Tôi biết tới Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2015 trong chuyến du lịch cùng gia đình. Trước đó, tôi không tìm hiểu nhiều thông tin về đất nước này nên khi đặt chân tới Hà Nội và chứng kiến “đội quân” xe máy trên đường phố, cảm giác thực sự choáng ngợp. Những trải nghiệm khác lạ tại Việt Nam đã khiến tôi cảm thấy phải trở lại mảnh đất hình chữ S thêm một lần nữa.

Trước đó, tôi đã có cơ hội đi du lịch tại nhiều quốc gia châu Á, nhưng có một điều gì đó trong tôi cảm nhận rằng bản thân mình sẽ rất phù hợp với cuộc sống ở Hà Nội. Và rồi một năm sau đó, tôi bắt đầu chuyển tới Hà Nội và gắn bó với thành phố này cho tới hiện tại.

Với tôi, Hà Nội giống như một ngôi làng lớn. Mọi thứ dù luôn phát triển và thay đổi nhưng vẫn theo một quỹ đạo vừa đủ chậm để tôi cảm nhận nhịp sống xung quanh. Giao thông luôn ồn ào, nhưng vẫn có những góc trong thành phố để tôi tận hưởng sự yên tĩnh.

Liệu anh còn nhớ hương vị của món ăn Việt Nam đầu tiên mình từng trải nghiệm?

- Với tư cách là một khách du lịch trong lần đầu tới Việt Nam, thực tình tôi chưa có những trải nghiệm ẩm thực đáng nhớ. Nhưng trong lần quay trở lại và định cư ở Hà Nội, một nữ đồng nghiệp đã ngỏ lời mời: "Nào Will, tối nay anh phải ăn như một người Việt". Và thế là tôi được đồng nghiệp cho thử mắm tôm. Lần đầu ngửi mùi mắm tôm, tôi liên tưởng ngay tới mùi phô mai lên men ở châu Âu.

Nhiều khách du lịch phương Tây vẫn kháo nhau rằng đồ ăn Việt Nam là "đỉnh" nhất châu Á, nhưng mùi vị mắm tôm lần đầu tiếp xúc thực sự khiến tôi khó nuốt trôi. Vậy mà bún đậu mắm tôm giờ đây lại là món ăn ưa thích của tôi (cười).

Theo anh, liệu ở phương Tây có những hiểu lầm phổ biến nào về ẩm thực Việt Nam?

- Nếu chưa từng đặt chân tới Việt Nam, nhiều khách du lịch phương Tây sẽ có quan niệm rằng ẩm thực của các bạn chỉ xoay quanh cơm. Trong khi đó, nền ẩm thực Pháp chọn bánh mỳ làm thực phẩm chủ đạo. Khi sinh sống ở Hà Nội, tôi mới biết rằng có rất nhiều món ăn của Việt Nam cũng xoay quanh bánh mỳ, điều này giúp tôi hòa nhập rất nhanh với ẩm thực nơi đây.

Bánh mỳ là một dấu gạch nối liên kết ẩm thực Việt Nam và Pháp. Ở cả hai nơi, tôi đều được thưởng thức bánh mỳ phết patê. Nhưng không chỉ có bánh mỳ, cà phê là một yếu tố tạo ra sự tương đồng trong văn hóa ẩm thực của hai quốc gia. Không phải Bangkok, Jakarta hay Tokyo, mà chính Hà Nội với văn hóa thưởng thức cà phê đường phố khiến tôi có liên tưởng mạnh nhất về quê nhà.

Giống như ở Pháp, người Việt Nam cũng thưởng thức cà phê sau bữa ăn, phải là ra một quán với không gian mở và xung quanh có bạn bè. Không giống cách người Mỹ uống cà phê mang đi, người Pháp và người Việt coi cà phê như một thức uống đáng để thưởng thức và nhâm nhi.

Đã có cơ hội đi dọc Việt Nam, anh cảm nhận thế nào về sự đa dạng của ẩm thực ba miền?

- Là một tín đồ của cà phê, tôi cảm nhận rõ nhất sự khác biệt giữa ẩm thực ba miền Việt Nam thông qua cách người dân mỗi nơi thưởng thức cà phê. Ở Hà Nội, người ta chuộng cà phê đen đặc, giàu caffeine, nhưng vẫn có những biến thể độc đáo như cà phê trứng. Một thức uống khá độc đáo ở miền Trung Việt Nam đó là cà phê muối. Còn ở Thành phố Hồ Chí Minh, cà phê sữa đá là thức uống phổ biến và đặc trưng nhất.

Một điều khác biệt của ẩm thực ba miền đó là cách thưởng thức các món phở và bún. Ở Hà Nội, người ta thích ăn phở với hương vị truyền thống lâu năm, chỉ có bánh phở và thịt bò, không có nhiều đồ ăn kèm. Còn tới Huế, tô bún bò có thể được bổ sung rất nhiều nguyên liệu, gia vị, rau sống.

Đã có cơ hội trải nghiệm nhiều món ăn ba miền, nhưng tôi cảm thấy ẩm thực miền Nam hấp dẫn nhất, có lẽ là bởi khẩu phần ăn phù hợp với một người Pháp như tôi. Ví dụ, tháng trước tôi đã được thưởng thức món bánh xèo Cần Thơ. Khi thấy một suất bánh xèo được mang ra, tôi đã phải ồ lên thích thú vì khẩu phần rất lớn. Hoặc bánh mỳ ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng rất lớn và nhiều nhân, đồ ăn vặt nơi đây khiến tôi nhớ tới cảm giác như ở Mỹ.

Mỗi món ăn như một vị thuốc

Từ khi nào anh nhen nhóm ý tưởng xây dựng các kênh quảng bá ẩm thực Việt Nam trên mạng xã hội?

- Trước năm 2019, tôi đi du lịch Hồng Kông và Thái Lan. Khi tôi trở lại Hà Nội cũng là lúc đại dịch COVID-19 bất ngờ xảy ra. Thời gian này, tôi nảy ra ý nghĩ về việc tập hợp các tư liệu và kiến thức của mình về ẩm thực Việt Nam để sáng tạo các video rồi đăng tải trên các nền tảng như TikTok, YouTube, Instagram...

Xuất phát từ ý tưởng đó, tôi lập tài khoản mang tên "WillinVietnam" để giới thiệu ẩm thực Việt Nam cho người nước ngoài. Một hai năm sau, tôi bắt đầu xây dựng chiến lược sáng tạo nội dung khác nhau nhắm đến lượng người theo dõi của mỗi nền tảng mạng xã hội.

Với "WillinVietnam", tôi muốn chia sẻ được vẻ đẹp của văn hóa ẩm thực và cuộc sống tại Việt Nam cho người nước ngoài trên Instagram. Nếu họ đang tìm hiểu thông tin về Việt Nam, họ có thể xem các bài đăng trên "WillinVietnam" để hiểu hơn về đất nước của các bạn.

Còn với TikTok, đây là một nền tảng rất phổ biến với các bạn trẻ Việt Nam. Nội dung trên kênh TikTok của tôi sẽ gắn với những xu hướng được các bạn trẻ GenZ ưa chuộng và là một cách để giao lưu với các bạn trẻ người Việt.

Anh nhận thấy điểm độc đáo nào về văn hóa Việt Nam thông qua các món ăn?

- Có một điểm độc đáo tôi nhận thấy ở ẩm thực Việt Nam đó là mọi món ăn đều có sự tổng hòa của các nguyên tố hương liệu, gia vị. Khác với các quốc gia khác, nơi đồ ăn luôn thiên về vị ngọt, cay hay mặn, đồ ăn Việt Nam có sự tổng hòa của mọi hương vị. Một điều thú vị tôi mới học được đó là người Việt Nam coi mỗi món ăn như một vị thuốc.

Chỉ tuần trước, một người bạn Việt Nam của tôi nói cô ấy bị ốm và cần phải đi ăn bún bò Huế để giải cảm vì hương vị của món ăn này rất mạnh. Điều này càng khiến tôi thêm thích thú về ẩm thực Việt Nam.

Những trải nghiệm độc đáo 3 miền

Gắn bó với Việt Nam hơn 3 năm qua, liệu anh có quan sát được những xu hướng mới lạ nào trong cách mọi người thưởng thức ẩm thực?

- Hơn 3 năm rưỡi sống ở Việt Nam, tôi đã có nhiều cơ hội quan sát và trải nghiệm các món ăn truyền thống của các bạn. Nhưng chỉ khi trực tiếp làm các nội dung liên quan tới ẩm thực, tôi mới hiểu được sự phát triển trong cách người Việt thưởng thức ẩm thực.

Đặc biệt là trên TikTok, các bạn trẻ chia sẻ rất nhiều xu hướng và trải nghiệm ẩm thực vui nhộn. Gần đây, tôi rất thích thú khi theo dõi xu hướng mỳ tôm thanh long, các bạn trẻ đã sáng tạo rất nhiều nội dung thú vị xoay quanh xu hướng này.

Khác với những người lớn tuổi luôn cố gắng gìn giữ những truyền thống ẩm thực, người trẻ dám mạnh dạn thử nghiệm và cởi mở hơn với những cái mới. Chi tiết này tuy nhỏ, nhưng nó cũng dự báo phần nào rằng các nền tảng mạng xã hội và các bạn trẻ rồi sẽ định hướng cho tương lai của văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Ở nhà anh có từng thử nấu món ăn Việt Nam không? Nếu bạn bè nước ngoài hỏi về ẩm thực Việt Nam, anh sẽ gợi ý món nào?

- Tôi thường nấu ăn khi về nhà và cũng mạnh dạn thử nghiệm những món ăn Việt Nam, trong đó có phở. Thế nhưng lần thử nghiệm đó không cho ra hương vị như tôi tưởng tượng (cười). Dù vậy, tôi vẫn làm tốt với những món đơn giản như cơm hay rau muống xào tỏi.

Khi về Pháp, tôi luôn nói chuyện với gia đình và bạn bè về cuộc sống và ẩm thực của Việt Nam. Tôi cũng cố gắng giới thiệu cho họ những món ăn độc đáo và lạ mắt của Việt Nam mà người nước ngoài chưa có nhiều cơ hội thưởng thức, trong đó có bánh cu đơ Hà Tĩnh.

Bánh cu đơ có lẽ sẽ rất phù hợp cho những người Pháp muốn trải nghiệm ẩm thực Việt Nam bởi nó có một chút vị ngọt của caramel, một chút vị giòn của bánh mỳ.

Tôi cũng khuyến khích bạn bè mình nếu có cơ hội hãy thưởng thức thói quen uống bia hơi của người dân Hà Nội, một trải nghiệm độc đáo mà không đâu ở Việt Nam có được.

Vậy thì trong năm 2024, anh sẽ có dự định gì trong hành trình khám phá ẩm thực Việt Nam?

- Ẩm thực với tôi là mọi thứ, tôi luôn muốn khám phá những trải nghiệm mới thông qua các món ăn. Việt Nam chính là nơi đem lại cho tôi những trải nghiệm độc đáo ở mỗi vùng miền tôi đặt chân tới và đó cũng chính là lý do đất nước các bạn nổi tiếng trên thế giới.

Năm 2024, bố mẹ tôi sẽ trở lại Việt Nam và chúng tôi dự định sẽ đi thăm các tỉnh miền núi Tây Bắc. Tôi từng có cơ hội thử món nậm pịa ở đó nhưng tới giờ vẫn chưa dám thử lại, chắc chắn tôi sẽ giúp gia đình có những trải nghiệm ẩm thực đáng nhớ trong lần trở lại Việt Nam này.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?