Châu Âu bất đồng với quan điểm của ông Macron về Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các quan chức Pháp đã cố gắng kiểm soát làn sóng chỉ trích nhắm vào những bình luận của Tổng thống Emmanuel Macron về sự phụ thuộc của châu Âu vào Mỹ và mối quan hệ của nước này với Trung Quốc và Đài Loan.
Châu Âu bất đồng với quan điểm của ông Macron về Trung Quốc

Nhận xét của Macron được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn nhân chuyến đi tới Trung Quốc nhằm thể hiện sự thống nhất của châu Âu về chính sách đối với Trung Quốc, với sự tham gia của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, nhưng nêu bật những khác biệt trong Liên minh châu Âu.

Trong cuộc phỏng vấn với nhật báo Les Echos của Pháp và cổng thông tin Politico đăng hôm Chủ nhật, ông Macron kêu gọi EU giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ và trở thành một "cực thứ ba" trong các vấn đề thế giới cùng với Washington và Bắc Kinh.

Khi các chính trị gia và nhà ngoại giao châu Âu trở lại làm việc sau kỳ nghỉ lễ Phục sinh, họ vẫn đang cố gắng "tiêu hóa" những bình luận của Macron, trong đó Tổng thống Pháp cảnh báo về việc bị lôi kéo vào cuộc khủng hoảng Đài Loan do "nhịp điệu của Mỹ và phản ứng thái quá của Trung Quốc".

Mặc dù nhiều nhận xét không phải là mới, nhưng thời điểm ông Macron công bố chúng ngay khi kết thúc chuyến công du cấp cao tới Bắc Kinh và Trung Quốc tập trận quanh Đài Loan, cùng sự thẳng thừng của chúng khiến các nước ở Đông Âu khó chịu.

Nhiều chính phủ trong khu vực coi mối quan hệ với Washington là bất khả xâm phạm, đặc biệt là do vai trò quan trọng của Mỹ trong việc viện trợ cho Ukraine.

"Sự trở lại của địa chính trị có nghĩa là chúng ta phải nhìn rõ hơn ai là đồng minh của mình và ai thì không. Mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương mạnh mẽ giữa châu Âu và Mỹ là nền tảng cho an ninh của chúng ta", Ngoại trưởng Cộng hòa Séc Jan Lipavsky khẳng định. "Châu Âu phải đầu tư nhiều hơn vào an ninh của chính mình, nhưng tôi không coi đó là trở ngại hay giới hạn cho sự hợp tác với Mỹ".

Trong khi đó, ông Marcin Przydacz, cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, nói rõ rằng chính quyền Warsaw không ủng hộ bất kỳ sự chuyển hướng nào ra khỏi mối quan hệ với Washington.

“Chúng tôi tin rằng cần có nhiều nước Mỹ hơn ở châu Âu”, ông Przydacz tuyên bố. "Ngày nay, Mỹ là một sự đảm bảo an toàn ở châu Âu hơn là Pháp".

Những lời chỉ trích như vậy đã khiến các quan chức và nhà ngoại giao Pháp nhấn mạnh rằng ông Macron không đề nghị châu Âu nên có khoảng cách địa chính trị ngang bằng với Washington và Bắc Kinh, chỉ đơn giản là lợi ích của châu Âu đôi khi sẽ khác với lợi ích của Mỹ.

Về phía Washington, Bộ Ngoại giao Mỹ và Nhà Trắng đều ca ngợi mối quan hệ song phương với Paris và vai trò của liên minh này trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cũng như Ukraine. Nhưng trong nội bộ chính giới Mỹ lại có những quan điểm gay gắt hơn.

Nếu châu Âu không "chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan, thì có lẽ chúng ta cũng không nên về phía Ukraine", Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio nói.

Ngay cả một số đồng minh thân cận nhất của ông Macron cũng nhận ra vị tổng thống Pháp đã nói sai. "Có vấn đề với việc phát ngôn của tổng thống. Thời điểm đưa ra phát ngôn là cả một thảm họa, mặc dù nó đúng về nội dung, nhưng có vấn đề", một chính trị gia Pháp chỉ ra.

Tuy nhiên, các chính phủ khác ở châu Âu ít nhất có thiện cảm hơn với nỗ lực thúc đẩy "quyền tự chủ chiến lược" của ông Macron, nhấn mạnh vào việc châu Âu tự chủ trong lĩnh vực quốc phòng, công nghệ và nguyên liệu thô.

Các quốc gia như Đức, Ý và Tây Ban Nha cũng đã ủng hộ sự hiện diện mạnh mẽ của EU với Trung Quốc, ngay cả khi Washington có đường lối cứng rắn hơn với Bắc Kinh.

"Tôi nghĩ rằng chúng ta không thể quay lưng lại với Trung Quốc và cố gắng phớt lờ nó. Họ là một đối tác thương mại quan trọng, một người chơi rất lớn", Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Nadia Calvino cho biết trong cuộc thảo luận do Viện nghiên cứu Brookings tổ chức ở Washington. "Tôi nghĩ rằng chúng ta có lợi ích chung trong việc đảm bảo rằng họ tham gia một cách xây dựng để chấm dứt xung đột ở Ukraine càng sớm càng tốt và để tránh sự phân mảnh thị trường toàn cầu, điều sẽ gây ra thiệt hại cho tất cả mọi người."

Nhưng ngay cả một số người ủng hộ rộng rãi chương trình nghị sự của Macron cũng than thở về cách xử lý chuyến đi tới Trung Quốc, trong đó Chủ tịch Ủy ban châu Âu von der Leyen nhận được sự chào đón thầm lặng hơn nhiều so với Tổng thống Pháp.

Nils Schmid, một chuyên gia về chính sách đối ngoại và là thành viên quốc hội thuộc Đảng Dân chủ Xã hội của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, cho biết cả Scholz và Macron từ lâu đã ủng hộ ý tưởng về "chủ quyền của châu Âu".

Tuy nhiên, ông Schmid nói thêm: "Vấn đề trong chuyến đi của Macron đó là ông ấy đã cố tình rút lá bài châu Âu và mang theo bà von der Leyen. Nhưng sau đó, Macron lại để bà ấy bị xếp vào hàng thứ hai. Điều này đã phá hủy hy vọng để tạo động lực cho một chính sách chung của châu Âu đối với Trung Quốc".

"Trung Quốc đang chơi con bài chia rẽ châu Âu. Chúng ta phải ngăn chặn điều đó", vị chuyên gia này nhận định.

Theo Reuters
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.