Chiếc đèn kính màu Tiffany của Vua Thép Andrew Carnegie

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chiếc đèn Dragonfly 22'' (~ 56cm) do Tiffany Studios chế tác dành riêng cho Vua Thép Andrew Carnegie vào năm 1905, và được truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. Trong suốt 110 năm, nó được chăm sóc và gìn giữ cẩn thận, không chỉ bởi vẻ đẹp và sự tinh xảo độc đáo, mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn, biểu tượng cho những kỷ niệm đẹp đẽ và sự gắn kết gia đình.
Mô phỏng đèn kính màu Tiffany Dragonfly 22 inch. Ảnh: CobanMart
Mô phỏng đèn kính màu Tiffany Dragonfly 22 inch. Ảnh: CobanMart
Chiếc đèn kính màu Tiffany của Vua Thép Andrew Carnegie ảnh 1

Một nửa chao đèn. Ảnh: Mosaic Shades

Ông Andrew Carnegie (1835-1919) là một doanh nhân người Mỹ gốc Scotland được mệnh danh là Vua Thép. Ông là người giàu thứ ba trong lịch sử thế giới và có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp sản xuất thép Hoa Kỳ cuối thế kỷ 19. Ít người biết rằng ông và vợ có mối giao hảo với Louis Comfort Tiffany, nghệ sĩ và nhà thiết kế người Mỹ làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật trang trí, nổi tiếng với tác phẩm kính màu.

Vợ chồng Andrew Carnegie chính là những khách hàng trung thành của Tiffany Studios. Họ vô cùng yêu thích loại đèn kính màu lộng lẫy của hãng và đã sưu tầm một số cây.

Chiếc Dragonfly 22" mà họ đặt mua được đánh giá là một trong những tác phẩm tuyệt vời nhất, chiếm vị trí danh dự trong Phòng trưng bày Carnegie, nơi trưng bày những tác phẩm nghệ thuật yêu thích của gia đình.

Chiếc đèn kính màu Tiffany của Vua Thép Andrew Carnegie ảnh 2

Chiếc đèn Tiffany Dragonfly được trưng bày tại nhà Carnegie năm 1995. Ảnh: Mosaic Shades

Sau khi vợ chồng Andrew và Louise Carnegie qua đời, chiếc đèn được truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. Trong suốt 110 năm, nó được chăm sóc và gìn giữ cẩn thận, không chỉ bởi vẻ đẹp và sự tinh xảo độc đáo, mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn, biểu tượng cho những kỷ niệm đẹp đẽ và sự gắn kết gia đình.

Tuy nhiên, sau nhiều năm, người chắt gái của Carnegie buộc phải chia tay với di vật gia đình vì gánh nặng nợ nần. Tháng 12/2015, chiếc đèn được bán đấu giá tại Nhà Sotheby's New York với giá kỷ lục 2,1 triệu USD (khoảng 50 tỷ đồng).

Sau đó, do quá tiếc nuối kỷ vật gia đình, người phụ nữ quyết định tìm cách mô phỏng lại chiếc đèn để ghi nhớ giá trị lịch sử và tinh thần đó. Xưởng Paul Crist Studios là cái tên được "chọn mặt gửi vàng" cho cây đèn phiên bản, bởi uy tín và kỹ thuật thượng thừa trong lĩnh vực phục hồi đèn Tiffany.

Quá trình tạo ra chiếc đèn phiên bản Tiffany Dragonfly

Quá trình này đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ thuật cao. Đối với Paul Crist Studios, việc lên thiết kế cho chao đèn không phải là vấn đề khó khăn, họ đã có nhiều kinh nghiệm với những kỹ thuật này.

Tuy nhiên, việc tìm kiếm loại kính gợn sóng mờ tương tự như cây đèn nguyên bản là một thách thức lớn. May mắn thay, ông Paul Crist đã tìm thấy Uroboros, một nhà máy sản xuất kính ở thành phố Portland (Hoa Kỳ) để tạo ra loại kính hoàn hảo cho cây đèn phiên bản của nhà Carnegie. Quá trình sản xuất kính yêu cầu cao về điều chỉnh màu sắc, mật độ và pha trộn, nhưng cuối cùng họ đã đạt được kết quả như mong muốn.

Chiếc đèn kính màu Tiffany của Vua Thép Andrew Carnegie ảnh 3
Chiếc đèn mô phỏng lại đã được hoàn thành. Ảnh: Mosaic Shades

Việc xử lý vật liệu chao đèn cũng gặp một số vấn đề rắc rối. Trong chiếc chao ban đầu, nhiều viên ngọc được xếp hai lớp và qua nhiều năm, lớp bụi mờ đục đã tích tụ giữa các lớp. Chắt gái của Vua Thép muốn giữ nguyên những chi tiết này vì chúng gợi nhớ về những ký ức tuổi thơ của bà. Sau nhiều thảo luận, họ đã thống nhất làm cho những viên ngọc đó trở nên đục hơn bằng cách phủ thêm một lớp thủy tinh.

Cuối cùng, vào tháng 7/2016, chiếc đèn phiên bản lại đã được hoàn thành. Chiếc đèn mới được đặt tại vị trí trang trọng trong Phòng trưng bày Carnegie, đúng vị trí của chiếc đèn ban đầu.

Hành trình của chiếc đèn kính màu Tiffany là minh chứng cho sức sống và giá trị trường tồn mãnh liệt của nghệ thuật. Chiếc đèn không chỉ là một tác phẩm tinh xảo mà còn là biểu tượng cho tình yêu, sự trân trọng và những ký ức đẹp đẽ của nhiều thế hệ.

Theo Mosaic Shades
Bình luận
Tác phẩm trong "Giấc mơ rực rỡ"
Cảm hứng từ di sản dân gian trong “giấc mơ rực rỡ”
(Ngày Nay) - “Giấc mơ rực rỡ” là tên triển lãm của họa sĩ Khổng Đỗ Duy vừa khai mạc tối qua 3/1/2025 tại Huyen Art House, 8A Đặng Tất, Q.1, TP.HCM. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ hai của họa sĩ trẻ sinh năm 1987 quê Vĩnh Phúc, trưng bày hơn 20 tác phẩm được anh vẽ trong hơn một năm qua.
Google thanh toán phí sử dụng nội dung cho các cơ quan báo chí Canada
Google thanh toán phí sử dụng nội dung cho các cơ quan báo chí Canada
(Ngày Nay) - Ngày 3/1, Google thông báo đã thanh toán 100 triệu CAD (tương đương 69 triệu USD) cho các cơ quan báo chí Canada để sử dụng nội dung thông tin trên nền tảng này. Đây là một phần trong thỏa thuận giữa Google và Chính phủ Canada nhằm bù đắp thiệt hại về doanh thu quảng cáo của ngành báo chí truyền thống.