“Chim trong tổ trống”

(Ngày Nay) - Năm 2014, ông Chen, một cư dân Thượng Hải, trở về thăm cha mẹ sống ở tỉnh Triết Giang miền đông Trung Quốc sau ba tuần không thể liên lạc với họ qua điện thoại. Tại ngôi nhà của gia đình, ông phát hiện ra cha mẹ đã qua đời nhiều tuần mà không ai hay biết. Cụ ông qua đời do điện giật. Cụ bà, vốn mắc bệnh sa sút trí tuệ ở người già, qua đời vì chết đói và mất nước do không còn cụ ông ở cạnh chăm sóc. 
“Chim trong tổ trống”

Câu chuyện của gia đình ông Chen tuy thê thảm nhưng hoàn toàn không phải chỉ là một sự cố riêng lẻ. Nhiều câu chuyện đáng buồn tương tự đã xảy ra, trong bối cảnh ngày càng có nhiều người già ở Trung Quốc phải sống xa con cháu và không nhận được sự chăm sóc, hỗ trợ kịp thời. Họ vẫn hay được gọi là “chim trong tổ trống”.

Vào thời điểm năm 2013, ước tính có 100 triệu cụ ông cụ bà ngoài 60 tuổi sống cảnh “chim trong tổ trống. Con số này được dự đoán tăng lên 200 triệu vào năm 2030, chiếm 90% số người già ở Trung Quốc. 

Nghĩa là, cứ 10 người già Trung Quốc thì sẽ có tới 9 người sống tuổi già trong cô quạnh.

***

“Tam đại đồng đường” từng là hình mẫu gia đình phổ biến ở Trung Quốc. Nhưng áp lực công việc của cuốn sống hiện đại đang dần phá vỡ hình mẫu này. Nhu cầu tìm kiếm việc làm, theo đuổi sự nghiệp và có sự độc lập tài chính khiến cho nhiều người trẻ tuổi rời bỏ ngôi nhà của cha mẹ mình. Cha mẹ già thường bị bỏ lại phía sau.

“Chim trong tổ trống” ảnh 1Cứ 10 người già Trung Quốc thì sẽ có tới 9 người sống tuổi già trong cô quạnh

Bên cạnh nguyên nhân cuộc sống hiện đại phá vỡ mô hình gia đình truyền thống, thì một điều không thể không kể đến là chính sách một con mà Trung Quốc áp dụng trong suốt 27 năm, từ năm 1979 đến năm 2016. Chính sách một con là sự đảo ngược đột ngột truyền thống thích sinh nhiều con của các gia đình Trung Quốc, vốn coi con cái là chỗ dựa lúc về già.

Một hậu quả nan giải của chính sách một con chính là việc phát sinh ra những gia đình “4-2-1”, trong đó đứa con một phải đối mặt với áp lực chăm sóc hai bố mẹ cùng bốn ông bà. Theo kết quả một khảo sát do Nhân dân Nhật báo tiến hành, có tới 90% người trẻ tuổi được sinh ra dưới chính sách một con cho biết họ không tin mình có thể chăm lo được cho cha mẹ.

Gần ba phần tư người được hỏi trả lời rẳng, do áp lực công việc và cuộc sống, họ không thể giành nhiều sự quan tâm cho người già trong gia đình. Một nửa số người được khảo sát không sống cùng bố mẹ và không có đủ năng lực tài chính để đưa cha mẹ về ở cùng.

Bên cạnh đó, có hàng triệu gia đình Trung Quốc đã không may mắn mất đi đứa con một của mình do bệnh tật và tai nạn. Không còn đứa con nào khác, họ cũng đều trở thành những người già “chim trong tổ trống”.

***

Ở tuổi 76, cụ bà Li Wanyuan, người Bắc Kinh, phải sống chung cùng hai căn bệnh kinh niên và đi lại rất khó khăn. Cụ gần như không thể tự nấu cho mình một bữa ăn dù đơn giản nhất. Khi quán cơm gần nhà đóng cửa, cụ Li phải sống bằng những chiếc bánh bao mà người con gái 53 tuổi mang tới cho cụ mỗi tuần.

Nhưng điều đó cũng khiến cụ cảm thấy áy náy. “Con gái tôi 53 tuổi rồi và nó cũng không được khỏe. Nó cũng còn phải chăm sóc gia đình của nó nữa”, cụ nói.

Để cố không làm phiền con gái, cụ Li đã cố gói ghém cuộc sống của mình vào ba nguyên tắc: “uống ít nước, ăn ít bánh bao và tránh không đi vệ sinh ban đêm”. Cụ cũng hạn chế không tắm đề phòng trường hợp trượt chân ngã sẽ phải tốn thêm tiền thuốc men.

“Chim trong tổ trống” ảnh 2Trung Quốc vẫn còn rất nhiều việc phải làm để giải quyết về căn bản vấn đề “chim trong tổ trống”...

Cuộc sống của cụ Li rất tiêu biểu cho cách sống của đông đảo người già sống xa con cháu ở Trung Quốc. Không ở cùng con cái nên họ thường không được hỗ trợ vật chất đủ và kịp thời. Vốn có thói quen tiết kiệm, họ cũng thường chỉ bỏ khoản tiền tối thiểu đủ để sống qua ngày. Khi sống một mình, việc tiếp cận với dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe của người gia cũng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, người già sống xa con cháu phải dành nhiều thời gian hơn để lo cho bản thân, bởi vậy họ cũng ít có cơ hội tham gia các hoạt động ngoài xã hội vốn rất quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe thể chất và tâm thần cho người cao tuổi.

Đôi khi, thói quen sinh hoạt đó của những người cao tuổi “chim trong tổ trống” để lại những hậu quả nặng nề. Một trường hợp xảy ra trong đợt nắng nóng ở miền Đông Trung Quốc hồi năm 2016, khi một phó giáo sư về hưu cùng vợ mình đã tử vong trong nhà vì sốc nhiệt mà không ai hay biết. Những người hàng xóm cho hay, cặp vợ chồng này có lối sống rất cần kiệm và không lắp máy điều hòa nhiệt độ trong nhà mình. Con trai duy nhất của họ thì lúc xảy ra sự việc đang làm việc ở Thượng Hải.

Năm 2013, ước tính có 100 triệu cụ ông cụ bà ngoài 60 tuổi sống cảnh “chim trong tổ trống. Con số này được dự đoán tăng lên 200 triệu vào năm 2030, chiếm 90% số người già ở Trung Quốc...

Theo một nghiên cứu công bố 2007 về mối liên hệ giữa sự cô đơn và chất lượng cuộc sống của người già neo đơn, các nhà khoa học Trung Quốc đã rút ra kết luận rằng, người già sống xa con cháu có nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, hô hấp và ung thư cao hơn. Nhóm đặc biệt bị ảnh hưởng là các cụ bà, các cụ ngoài 75 tuổi, các cụ độc thân hoặc không thường xuyên tập thể dục.

Bên cạnh đó, họ còn đứng trước nguy cơ rất cao các vấn đề về sức khỏe tinh thần như rối loạn lo âu và trầm cảm. Một giả thiết về nguyên nhân của điều này là khi người già sống xa con cháu, họ có cảm giác như bị bỏ rơi và chính cảm xúc tiêu cực này dẫ tới hàng loạt vấn đề sức khỏe tâm thần khác.

Các nhà nghiên cứu cũng đang nhìn vào mối dây liên hệ giữa tình cảnh “chim trong tổ trống” của người già và số lượng các ca tự tử trong người gia đang ngày một tăng lên ở Trung Quốc, đặc biệt là tại vùng nông thôn, nơi điều kiện kinh tế hạn chế càng khiến người già neo đơn càng cảm nhận rõ sự bế tắc.

Đường dây nóng của Trung tâm Nghiên cứu và Phòng ngừa Tự sát của Trung Quốc ghi nhận trường hợp một cụ ông 72 tuổi gọi tới và bày tỏ ý định tự sát do cảm thấy quá khổ sở và buồn bã vì cô đơn khi dịp Tết Nguyên đán đến.

Cụ sống một mình, không có con cháu, cùng căn bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Người phụ trách đường dây nóng đã thuyết phục thành công cụ ông từ bỏ ý định của mình. Nhưng khi cô gọi lại vào một tháng sau để kiểm tra tình hình của cụ ông, thì cụ không còn muốn lắng nghe nữa, bởi một giọng nói trên điện thoại thì không thể chăm sóc hay là bầu bạn thật sự. “Cô không giải quyết được vấn đề nào trong cuộc đời tôi cả”, cụ già nói. “Thế nên đừng bao giờ gọi cho tôi nữa”.

***

Cụ ông Xun Qi, 77 tuổi, người tỉnh Giang Tô, đã đăng báo một mẩu tin quảng cáo tìm kiếm một gia đình “nhận nuôi” mình. Trước đó, cụ sống lay lắt một mình nhờ tiền lương hưu.

“Tôi chẳng có ai để nói chuyện cả”, cụ Xun than thở. “Ngày nào tôi cũng tự độc thoại với chính mình đến cả một hai tiếng đồng hồ, vừa độc thoại vừa ngắm album ảnh cũ của gia đình”.

Tuy cô đơn nhưng cụ không muốn làm phiền cùng gia đình thật của mình vốn ở một nơi rất xa, cũng không dám tới sống cùng họ vì thương con cháu “không có điều kiện”.

Trong mẩu tin quảng cáo, cụ Xun hứa hẹn sẽ chia sẻ lương hưu với “gia đình nuôi” và tự chi trả chi phí đám tang khi cụ qua đời.

Câu chuyện tìm kiếm một mái ấm mới của cụ Xun khiến người nghe vừa thấy thú vị, vừa thấy ngậm ngùi. Có nhiều người sẽ chê trách con cháu của những người già neo đơn đã không làm tròn chữ hiếu với cha mẹ mình. Tuy nhiên, nhiều người nhìn nhận rằng đây là vấn đề mà cả cộng đồng và xã hội cùng phải tham gia.

Chính phủ Trung Quốc đã có những động thái ban đầu để giải quyết vấn đề người già neo đơn. Năm 2013, nước này ban hành luật bắt buộc các công dân phải thăm hỏi đều đặn và chăm nom vật chất cho cha mẹ già của mình. Các doanh nghiệp đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ để cho ra đời hàng loạt các dịch vụ thay mặt người nhà đi thăm hỏi, chăm sóc cho người già. Các trung tâm chăm sóc nuôi dưỡng người già cũng được chính phủ tăng cường, mở rộng thêm.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn còn rất nhiều việc phải làm để giải quyết về căn bản vấn đề “chim trong tổ trống”. Nước này vẫn chưa đủ nhà dưỡng lão, cơ quan phúc lợi hay các nhân viên công tác xã hội để đáp ứng được nhu cầu của người già neo đơn. Các dịch vụ xã hội dành cho người cao tuổi cũng chưa đạt mức độ chuyên nghiệp cần có.

Thực tế đang chứng minh chân lý “có con để nhờ cậy lúc về già” đang ngày càng lung lay và lỗi thời trong thời đại mới. Thách thức này đòi hỏi chính phủ Trung Quốc phải đứng ra gánh vác nhiều trách nhiệm hơn nữa trong việc chăm sóc người già, bằng cách tạo ra những cơ chế hợp lý, hiệu quả để chăm sóc cho các cụ ông cụ bà “chim trong tổ trống”.

Theo LHQ, sẽ phải mất 20 năm để dân số già ở Trung Quốc tăng từ 10% lên 20% (2017-2037). Mức gần nhất là ở Nhật Bản (23 năm). Để so sánh, con số này ở Đức là 61 năm và ở Thụy Điển là 64 năm. Tỷ lệ dân số phụ thuộc của Trung Quốc vào năm 2015 là 14%. Theo LHQ ước tính, tỷ lệ này sẽ tăng lên 44% vào năm 2050, và số người từ 65 tuổi trở lên sẽ tăng từ 100 triệu (2005) lên khoảng 330 triệu (2050), tức gần bằng dân số Hoa Kỳ và gấp đôi dân số Nga.

Những năm 1980 của thế kỉ trước, tỉ lệ tự tử của người cao tuổi chỉ chiếm 15% trong khi, tỉ lệ tự sát của người trẻ chiếm 64% trên tổng số vụ tự tử ở nông thôn. Theo tờ Thời báo Hoàn cầu thuộc Nhân dân Nhật Báo trong số ra gần đây, chỉ 10 năm sau, số người già tự tử đã tăng lên 40% khi tỉ lệ tương ứng ở người trẻ đã giảm xuống 38%. Hiện nay, sự đảo ngược trong xu hướng tự tử đã được ghi nhận ở Trung Quốc, với 80% vụ tự tử ở vùng nông thôn được thực hiện bởi người già, trái ngược với chỉ 10% của thanh niên.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?