Chủ tịch Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm chống dịch với 40 thị trưởng

"Tư tưởng xuyên suốt là chống dịch như chống giặc, chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế ngắn hạn để bảo vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân", ông Nguyễn Đức Chung dẫn lời Thủ tướng.
Theo ông Nguyễn Đức Chung, chính sự chỉ đạo, hành động đúng đắn và rất sớm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tạo niềm tin, sự đoàn kết, nhất trí của cả nước tham gia vào công tác phòng, chống dịch. Ảnh: Hồng Quang.
Theo ông Nguyễn Đức Chung, chính sự chỉ đạo, hành động đúng đắn và rất sớm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tạo niềm tin, sự đoàn kết, nhất trí của cả nước tham gia vào công tác phòng, chống dịch. Ảnh: Hồng Quang.

Tối 2/6, tại điểm cầu UBND Hà Nội, Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung tham dự, phát biểu tại hội nghị trực tuyến cấp thị trưởng trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu các thành phố chống dịch Covid-19.

Đánh giá cao sáng kiến của Thị trưởng TP Seoul (Hàn Quốc) khi tổ chức Hội nghị này, ông Chung cho rằng đây là dịp để lãnh đạo các thành phố chia sẻ những công việc, bài học kinh nghiệm quý giá để chống lại đại dịch.

"Đây là đại dịch chưa từng có với thế giới từ trước cho đến nay", Chủ tịch UBND Hà Nội nhấn mạnh.

Truy dấu nhanh, cách ly kịp thời

Trình bày về tình hình dịch ở Việt Nam, Chủ tịch Hà Nội cho hay Việt Nam có 328 bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2. Trong đó, 223 người đã hồi phục và đặc biệt chưa có ca nào tử vong. Riêng Hà Nội chỉ còn 1 ca đang điều trị, còn lại 113 ca đã hồi phục. Đến nay, qua 48 ngày, Việt Nam không ghi nhận các ca nhiễm mới trong cộng đồng.

Những thành công trong công tác phòng chống dịch, người đứng đầu chính quyền thành phố lý giải là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt, kịp thời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Ngay từ rất sớm, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra lời kêu gọi cả nước Việt Nam thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống dịch Covid-19. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra nhiều chỉ thị...

"Tư tưởng xuyên suốt là 'chống dịch như chống giặc'; chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế ngắn hạn để bảo vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân", ông Chung dẫn lời Thủ tướng.

Theo ông Nguyễn Đức Chung, chính sự chỉ đạo, hành động đúng đắn và rất sớm này đã tạo niềm tin, sự đoàn kết, nhất trí của cả nước tham gia vào công tác phòng, chống dịch.

Phân tích cụ thể hơn về chiến lược, Chủ tịch UBND Hà Nội cho hay Việt Nam tổ chức truy dấu tiếp xúc rất chi tiết và khẩn trương. Người tiếp xúc trực tiếp được đưa vào cách ly tại các cơ sở y tế, doanh trại quân đội. Người tiếp xúc gián tiếp được cách ly tại nhà, có sự giám sát của cộng đồng và y tế tuyến cơ sở.

"Có thời kỳ cao điểm, chúng tôi đã tổ chức cách ly tập trung hơn 50.000 người; cách ly tại nhà hơn 120.000 người; tổ chức cách ly một khu phố, cụm dân cư, một xã lên đến 12.000 dân", ông Chung nói.

Chủ tịch Hà Nội không quên nhắc đến hệ thống thông tin, truyền thông mạnh mẽ, công khai, minh bạch về tình hình dịch bệnh cho người dân thông qua báo, đài truyền hình, đường dây nóng, nhắn tin qua hệ thống SMS, hệ thống Smartcity để quản lý người cách ly...

Đồng thời, Việt Nam đã tổ chức xét nghiệm nhanh, chữa bệnh tích cực cho tất cả các bệnh nhân; tất cả phí phục vụ những người cách ly và người bệnh đều được miễn phí.

Đại dịch toàn cầu đòi hỏi sự liên minh toàn cầu

Cùng với Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung, khoảng 40 thị trưởng, người đứng đầu các thành phố ở các nước đã phát biểu và trình bày tham luận tại hội nghị.

Thống đốc Jakarta (Indonesia) Anies Baswedan cho rằng hội nghị là cơ hội tốt để các thành phố chia sẻ kinh nghiệm quý giá trước, trong và sau dịch Covid-19.

Ông cho rằng dịch bệnh là một thách thức rất lớn đối với mọi quốc gia, nhất là về y tế, chăm sóc sức khỏe, kinh tế… Nhưng qua đây, các nước có dịp phát hiện ra thiếu sót, lỗ hổng ở hệ thống an sinh, xã hội và buộc phải cải thiện trong thời gian tới.

Ông nói nhờ có dịch, công nghệ thông tin mới có bước ngoặt, chuyển mình và được ứng dụng nhiều hơn, rộng rãi hơn vào cuộc sống. Bên cạnh đó, dịch bệnh khiến các hoạt động con người giảm, giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống xanh, ít khói bụi công nghiệp.

Thị trưởng Moscow (Nga) Sergei Sobyanin thì nhấn mạnh yếu tố người dân trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Theo ông, quan trọng nhất để chiến đấu với dịch hiệu quả là người dân thấu hiểu các biện pháp và hợp tác với cơ quan của Chính phủ, Bộ Y tế để tự bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân.

Ông cho rằng đại dịch là một thảm họa toàn cầu vì thế nó cần nỗ lực, sự hợp tác toàn cầu để có thể ngăn chặn hiệu quả.

Cùng quan điểm, ông Juan Mari Aburto, Thị trưởng thành phố Bilbao (Tây Ban Nha), cho hay thành phố luôn đặt người dân làm trọng tâm trong công tác phòng chống dịch. Bilbao không chỉ mong muốn bảo vệ người dân mà còn cố gắng thúc đẩy họ tự bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng, xã hội bằng các biện pháp như giãn cách xã hội, tự cách ly…

Thay mặt thành phố, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung bày tỏ sự đồng tình về việc thiết lập hợp tác giữa các thành phố, các quốc gia để chia sẻ thông tin, cùng đối phó với dịch Covid-19.

Theo Zing
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.