Đó là khách sạn Carter của tỷ phú Trần Đình Trường, một khách sạn của người Việt Nam(và phần lớn người phục vụ trong khách sạn đều là người Việt ) nằm trên quảng trường Tự do, con phố sầm uất của New York Mỹ.
Tỷ phú Trần Đình Trường trên đường phố New York |
Chuyện ông Trần Đình Trường giàu có tôi đã được nghe kể trước đó. Người ta kể chuyện ông làm giàu lúc nước nhà chưa thống nhất, dưới chính quyền cũ như thế nào ! Ông đã từng là chủ một một đội tàu viễn dương đi khắp thế giới. Chuyện đời ông theo những người quen biết của tôi kể lại như một cuốn tiểu thuyết vậy. Người ta nói ông là người giàu nhất trong số mấy triệu Việt kiều, cũng là người giàu nhất Việt Nam thời đó.
Có một dạo, ở quê tôi người ta còn đồn rằng ông Trường sẽ đầu tư tiền để làm con đường quốc lộ đi qua huyện Kỳ Anh ( Nơi ông trường đã sinh ra và lớn lên ).
Rồi không thấy con đường mới làm đâu. Người ta lại nói ông đầu tư xây dựng với điều kiện con đường mang tên ông. Tất nhiên là chính quyền không đồng ý.
Tôi cũng chỉ nghe vậy và biết vậy thôi chứ không có điều kiện tìm hiểu thực hư.
Ông Trần Đình Trường cùng quê Kỳ Anh, Hà Tĩnh với tôi. Ông có một người em trai tên là Trần Đình Triêm. Triêm học cùng lớp với tôi thời phổ thông Triêm học giỏi, đẹp trai. Nghỉ hè, tôi và nhiều người bạn đến căn nhà sơ tán ở ngay giữa cánh đồng nơi gia Đình Triêm ở đàm đạo văn chương.
Rồi cuối năm học phổ thông, trong kỳ nghỉ hè tôi nghe tin Trần Đình Triêm bị bom Mỹ sát hại ngay trong căn nhà sơ tán của mình.
Lúc đó tôi đang trên đường ra Bắc học đại học nên không đến chia buồn được, nhưng hình ảnh chàng trai có mái tóc xoăn, có đôi mắt sáng thông mình cho đến bây giờ con in đậm trong tôi.
Trở lại chuyện ông Trần Đình Trường, tôi nhớ đến cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2004 do báo TP tổ chức tại đảo Tuần Châu, lần đầu tiên được truyền hình trực tiếp. Cuộc thi là một sự kiện văn hóa được hàng chục triệu người quan tâm và có tác động rất lớn đến người Việt ở nước ngoài.
Sau cuộc thi, tôi có nhận được một bản fax từ Mỹ hoan nghênh cuộc thi và mời tôi và hoa hậu Nguyễn Thị Huyền sang thăm Mỹ. Chủ của bản fax đó là ông Trần Đình Trường.
Tôi không đi được vì bận việc và cũng vì nhiều lý do tế nhị khác.
Tỷ phú Trần Đình Trường và khách sạn Carter ở New York |
Tỷ phú đi làm bằng cơm nắm
Sau đó có một người bà con của ông Trường có đến tìm tôi ở tòa soạn. Người bà con của ông Trường nói khách sạn Carter có người trả giá 900 triệu đô la Mỹ rồi. Tôi có gửi tặng ông Trần Đình Trường cuốn tiểu thuyết của tôi mới xuất bản, cuốn Xuyên Cẩm.
Khi cuốn sách “ Ai là người giàu nhất Việt Nam” xuất bản, trong đó có bài viết tôi có nhắc đến ông Trần Đình Trường với chi tiết 900 triệu đô la từ khách sạn Carter và cho rằng ông là người giàu nhất Việt Nam.
Tết Bính Tuất năm đó tôi đã nhận được nhiều điện thoại, thư của bạn đọc hoan nghênh và trao đổi nhiều vấn đề về cuốn sách, trong đó có thư của ông Trần Đình Trường.
Ông Trường nói rằng ông đã đọc bài viết, ông cảm ơn, nhưng muốn đính chính một chi tiết : Ông không có ý định bán khách sạn Carter vì đó là biểu tượng của sự thành công kinh tế tài chính vượt bậc và biểu lộ sự kiên trì của người Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Ông Trường viết “ … Vì thế tôi nhấn mạnh rằng, khách sạn Carter không bán. Khách sạn này sẽ được chúng tôi duy trì như một tài sản vô giá”.
Con trai đầu của ông Trần Đình Trường là Trần Đình Nam, cùng vợ là Chu thị Hạ từ Mỹ về có đến nhà tôi chuyển lời cảm ơn của ông Trần Đình Trường và cho biết khách sạn Carter của ông Trường có người trả giá 1 tỷ đô la Mỹ nhưng ông Trường không bán.
Trần Đình Nam kể nhiều chuyện vui, chuyện ông tỷ phú đô la Trần Đình Trường đi công tác còn gói cả cơm nắm đi ăn, chuyện ông nghiêm khắc với các con như thế nào …
Tôi bảo: Có tiết kiệm thì mới giàu có được chứ. Những người giàu tự tay mình làm nên nghiệp lớn thường là rất tiết kiệm và rất nghiêm khắc với bản thân và con cái.
Vì tiền bạc họ làm ra từ mồ hôi, nước mắt chứ đâu phải tiền “ Chùa” !
Khi ông Trần Đình Chín, em ruột ông Trần Đình Trường hiện đang làm ăn ở
Việt Nam điện mời tôi đến nhà chơi, tôi mới biết ông Chín đã sống nhiều năm ở Hà Nội, nhà ở ngay bờ hồ Hoàn Kiếm, phố hàng Khay.
Câu chuyện xoay quanh dự án khách sạn 5 sao, 250 phòng với công viên biển tọa lạc trên một diện tích gần 50 hét ta ngay ở bờ biển tuyệt đẹp và thơ mộng- Nha Trang.
Khởi nghiệp bằng nghề lái xe thuê trên đất Mỹ
Ông Trần Đình Trường sinh ra trong một gia Đình có 11 người con. Gia đinh ông là gia Đình thương binh liệt sỹ, đã được thưởng nhiều huân chương quân công và chiến công.
Theo lời kể của ông Chín, gốc tích họ Trần của ông vốn là dòng họ quý tộc.
Do những biến động lịch sử, một nhánh của dòng họ phải phiêu bạt vào
Làng Trại thuộc huyện Kỳ Anh.
Thủa nhỏ, gia đình nghèo, ông Trần Đình Trường cũng như những người con trong gia Đình đều cần cù làm ăn và nuôi chí thoát nghèo.
Khi sang Mỹ, ông Trường ban đầu làm nghề lái xe cho ông chủ một khách sạn lớn.
Vốn thông minh và chịu khó, Trần Đình Trường được ông chủ quý mến và tìm cách truyền nghề quản lý khách sạn cho. Ông Trần Đình Trường đi lên từ một chân lái xe thuê như vậy.
Từ một anh lái xe thuê cho ông chủ một khách sạn lớn, ông Trần Đình Trường dần dược ông chủ tin cậy và trải qua thăng trầm, vất vả …Ông đã trở thành một ông chủ khách sạn có vị trí vào loại bậc nhất ở Mỹ.
Theo lời ông Chín, thì ông Trường còn có một khách sạn nữa, ngoài khách sạn Carter có giá 1 tỷ đô la.
Ông Chín kể rằng, hiện các con của ông Trường như Trần Đình Nam, Trần thanh Bắc… đang nối nghiệp bố làm ăn ở Mỹ.
Các con ông Chín cũng vậy. Trần Đình Thành, Trần Đình Hùng, Trần Đình Sơn đã là chủ sở hữu của QUALITY INN ở Mỹ.
Công ty đầu tư quản trị TRẦN, chính là công ty của dòng họ TRẦN hiện do ông Chín đại diện đang đầu tư nhiều dự án ở Việt Nam.
Triết lý kinh doanh: Có Tâm, có Tín rồi mới có phúc
Khi tôi hỏi ông quan niệm về kinh doanh, làm ăn của dòng họ TRẦN, ông Chín nói: Tôi cũng như anh Trường và bây giờ là các con tôi, con anh Trường đều luôn tự hào về dòng họ của mình.
Chính niềm tự hào này đã giúp chúng tôi nghị lực vươn lên. Chúng tôi mong muốn làm gì cũng phải trọng chữ TÍN, làm gì cũng phải luôn nhớ mình là người Việt Nam, là người của dòng họ Trần.
Ông Chín cho rằng, trên thương trường, quan điểm của chúng tôi là cùng phát triển.
Ông ví như người chạy việt dã, tất cả cùng trên một đường chạy, ai chạy nhanh thì về đích đầu tiên, nếu không thì cũng là nhì, ba, tư …
“ Chứ không triệt tiêu nhau?” – Tôi hỏi.
Ông Chín dứt khoát “ Không” !
Quy luật tư bản trên thương trường là “ Cá lớn nuốt cá bé”, các ông thoát
được quy luật này chăng?
Ông Chín cười.
Vậy là dòng họ Trần làm ăn “ Có đạo”?
Trong việc làm giàu, nếu có được chữ TÂM thì …Rất khó chăng?
Nhưng, có TÂM mới có PHÚC, có đúng vậy không?!
Tôi rất muốn biết người Việt Nam có tài sản nhìn thấy 1 tỷ đô la như ông Trần Đình Trường giữ chữ TÂM như thế nào?!
Tôi chưa có dịp qua thì hay tin ông Trần Đình Trường bị đột quỵ. Ông Chín bay sang Mỹ, cùng các con,các em, các cháu …chăm sóc ông Trường, nhưng ông vẫn không qua khỏi. Ông Trần Đình Trường mất ngày 7/5 thọ 81 tuổi.
Ông Trần Đình Trường, người có tài sản 1 tỷ đô la không “ Ảo” vừa ra đi.
Ông ra đi để lại khách sạn Carter ở trung tâm thành phố lớn nhất thế giới và câu nói mà ông tâm đắc “ Cố gắng và cố gắng thì sự nghiệp ắt thành
công …”.