Ý kiến của chuyên gia này vô cùng quan trọng bởi các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần chối bỏ trách nhiệm về những hành vi khiêu khích, làm leo thang căng thẳng tại Biển Đông với Nhật Bản, Philippines và Việt Nam.
Trung Quốc đã đổ lỗi cho Mỹ là người gây ra rắc rối cho các nước láng giềng của Bắc Kinh để cố gắng “ngăn chặn” sự trỗi dậy của Trung Quốc.
>> Bị Mỹ "bóc mẽ" bản đồ 10 đoạn, Trung Quốc "nóng mặt" phản ứng
Tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981. Ảnh AFP |
Nhưng khi được trang Fairfax hỏi về việc Australia và Ấn Độ đang xích lại gần nhau, Giáo sư Shi Yinhong thuộc khoa Quan hệ quốc tế ĐH Nhân dân cho rằng việc các quốc gia hình thành “liên minh chiến lược” là điều “tự nhiên” cũng giống như việc Mỹ và Nhật Bản hợp tác với nhau để đối phó với sự bành trướng của Bắc Kinh và sự mở rộng hoạt động của hải quân Trung Quốc.
Kết quả là lãnh đạo các bên đã bị kéo vào một chu trình tự vệ hung hăng trong đó Mỹ đứng đầu phe liên minh “phòng thủ” còn Bắc Kinh là bên “tấn công”.
Cho dù chiến lược của Bắc Kinh có phản tác dụng hay không thì Bắc Kinh cũng sẽ không thay đổi các tính toán chiến lược của mình, ông Shi nói. Trung Quốc vẫn tiếp tục đi trên quỹ đạo của mình bởi đó là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc, sự năng động của quân đội “và dĩ nhiên đó cũng là niềm tin riêng và chiến lược cá nhân của các lãnh đạo hàng đầu của chúng tôi”.
Và đó là lý do tại sao các tranh chấp quân sự trên biển Hoa Đông, Biển Đông cũng như khu vực dọc theo dãy Himalaya ngày một tồi tệ hơn.
“Những căng thẳng giữa Trung Quốc với Mỹ và đồng minh của Mỹ sẽ ngày càng tệ đi chứ không được cải thiện. Có thể các chiến thuật sẽ được tiết chế nhưng tôi không nhận thấy bất kỳ sự thay đổi cơ bản nào trong định hướng chiến lược”, ông nói.
Trong vòng 2 năm qua, xung đột lãnh thổ giữa Trung Quốc với Nhật Bản, Việt Nam, Philippines và Ấn Độ đã leo thang đáng kể - tất cả đều bùng lên lần nữa trong những tháng gần đây.
Mỹ và các đồng minh, đặc biệt là Australia và Nhật Bản đã tỏ ra vô cùng quan ngại về sự “áp bức” quân sự-kinh tế và quyền tự do hàng hải cũng như các chuyến bay tại khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông.
Thời gian leo thang tranh chấp diễn ra đúng lúc ông Tập Cận Bình được chuyển giao quyền lực vào tháng 11/2012.