Chuyện ít biết về gia đình tác giả “Cửa mở” gây chấn động một thời

Nhà thơ Việt Phương sinh năm 1928, đậu tú tài thời Pháp thuộc. Ông từng là trợ lý của Thủ tướng Phạm Văn Đồng mấy chục năm.
Chuyện ít biết về gia đình tác giả “Cửa mở” gây chấn động một thời
Hôm kỷ niệm 50 năm thành lập hội nhà văn Việt Nam tại Cung văn hóa Hữu Nghị, tan buổi, tôi đứng chờ xe tắc xi để về nhà thì gặp nhà thơ Việt Phương, ông bảo “Dương Kỳ Anh ơi, lên đây cùng về với mình”.
Mới đầu tôi cứ tưởng xe cơ quan đón ông, nhưng khi tôi lên xe ô tô mới biết đó là xe riêng của con trai ông. Thấy phong thái con trai ông lễ phép, thân tình và cởi mở, tự nhiên tôi muốn đến thăm gia đình ông, gia đình của một nhà thơ từng gây chấn động dư luận với tập thơ “Cửa mở”.
Nhà thơ Việt Phương họ Trần, Trần Việt Phương. Tên thật của ông là Trần Quang Huy. Năm 17 tuổi, ông tham gia hoạt động bí mật chống thực dân Pháp, bị bắt, bị giam với một người bạn tù cũng xấp xỉ tuổi ông. Hai người ở hai xà lim nhưng cũng thường trao đổi với nhau. Lúc đó ông có bí danh là Việt Phương và người bạn tù lại lấy tên ông là Trần Quang Huy làm bí danh. Sau này người bạn tù đó trở thành bộ trưởng Trần Quang Huy (tên thật là Vũ Đắc Huề).

Ông có hai người con trai là Trần Trung Thực (SN 1956) và Trần Quang Huy (SN 1960). Ông lấy tên khai sinh của mình đặt tên cho con. Ông kể rằng, trong hộ khẩu của ông có hai tên Trần Quang Huy nên dạo còn bao cấp mỗi lần đi mua gạo mua dầu… người ta vặn hỏi ông, ông nói vui rằng nhà tôi có Trần Quang Huy 3 lít dầu và Trần Quang Huy 1/5 lít dầu (người lớn được mua 3 lít, trẻ con 1/5 lít).

Chuyện ít biết về gia đình tác giả “Cửa mở” gây chấn động một thời - anh 1
Nhà thơ Việt Phương.

Nhà thơ Việt Phương sinh năm 1928, đậu tú tài thời Pháp thuộc. Ông là trợ lý của Thủ tướng Phạm Văn Đồng mấy chục năm. Đã ở tuổi 86 mà trông ông như mới ngoài 70. Ông kể nhiều chuyện vui và hài hước. Chuyện ông dạy con thật khác người mà tôi sẽ kể ở bài báo sau.

Vợ ông, bà Trần Tú Lan năm nay 80 tuổi, từng là cô giáo với nhiều học trò nổi tiếng như Dương Trung Quốc, Chu Hảo… Bà kể chuyện con trai đầu của ông bà là Trần TrungThực nhiều lần được ăn cơm cùng Bác Hồ. “Có lần, Bác gắp cho cháu Thực một miếng táo, nó cứ nhìn miếng táo để trong bát. Chắc thấy lạ vì Bác Hồ thường ăn táo sau khi đã hấp chín. Bác cũng hay cho cháu Thực sách để đọc. Một lần cháu Thực cầm cuốn sách lên thưa với Bác là cuốn này cháu đã đọc rồi ạ. Bác bảo: Cháu thật thà thế là tốt. Rồi Bác đi tìm cuốn sách khác đưa cho Thực...”. Về sau Thực học chuyên toán, được giải Nhì kỳ thi học sinh giỏi Thành phố Hà Nội. Bây giờ Trần Trung Thực là vụ trưởng làm việc ở bộ Công Thương sau nhiều năm làm tham tán công sứ ở cộng đồng châu Âu (tại Bỉ).
Nhà thơ Việt Phương đã có ba cháu nội, cháu đích tôn của ông mang tên ông là Trần Việt Phương, năm nay 30 tuổi, tốt nghiệp thạc sỹ tại Anh quốc.
“Mở đài dịch như mở toang cánh cửa” “Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ; hình như đó là niềm tin, ý chí và tự hào; Mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ; sự ngây thơ đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao” “Ta đã thấy những chỗ lõm lồi trên mặt trăng sao; Những vệt bùn trên tận đỉnh chín tầng cao” … Những câu thơ từng gây chấn động dư luận một thời mà bây giờ tôi mới biết nó được trích từ bài thơ “Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi”, một trong những bài trong tập thơ “Cửa mở” của nhà thơ Việt Phương do nhà xuất bản Văn Học ấn hành năm 1970. Vào những năm 70 mà viết những câu thơ như thế, tôi thực sự khâm phục ông vô cùng.
Thời đó tôi còn là sinh viên khoa Văn, chúng tôi chỉ đọc thầm cho nhau nghe, người này truyền qua người khác chứ thực tình tôi chưa nhìn thấy tập thơ “Cửa mở” bao giờ. Tôi hỏi ông rằng, dạo đó người ta đồn thổi nhiều chuyện như ông bị cách chức, các con ông cũng bị “vạ lây”… có đúng không? Ông cười, lắc đầu “Không có chuyện đó đâu”. Ông nói, “tập “Cửa mở” năm đó in 5.200 bản, chỉ trong vài tuần là hết. Anh Huy Cần bảo tôi chỉ còn vài chục cuốn người ta giữ lại thôi”. Rất nhiều người khen, cũng nhiều người phê phán, có một nhà thơ là cán bộ cao cấp nói trong một cuộc họp “Phủ thủ tướng có một kẻ điên làm thơ”.
Vợ ông, bà Trần Tú Lan khẳng định: “Các con chúng tôi không làm sao cả”. Rồi bà kể: “Tôi có đến gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Thủ tướng tưởng tôi đến có chuyện gì đó liên quan tới các con vì ông biết tôi rất chăm con. Tôi nói: Thưa chú, cháu đến vì tập thơ “Cửa mở”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói “Phương có đem cho mình xem đâu”. Tôi bảo: Tập thơ “Cửa mở” hay đấy chứ ạ. Thủ tướng Phạm Văn Đồng bảo tôi “Thơ Phương thì Tú Lan khen hay là phải rồi””.
Nhà thơ Việt Phương đưa cho tôi bản thảo một bài thơ của ông, có chữ viết tay của nhà thơ Tố Hữu chữa hai câu thơ của ông “Nhưng tôi không chịu” - ông nói. Nhiều lần, ông đưa một số bài thơ mới làm cho các đồng chí Trường Chinh, Tố Hữu đọc. “Các anh ấy góp ý rất chân tình. Có lần Bác Hồ còn sửa thơ cho tôi” – Ông kể.
Trong lúc vợ ông đang lục tìm những tấm ảnh của các con lúc còn bé, nhà thơ Việt Phương đến giá sách lấy 3 tập thơ tặng tôi trong đó có tập “Cửa mở” cũng do nhà xuất bản Văn Học in lại năm 2009.
Tập thơ “Nắng” và tập “Lan” (lấy tên vợ ông làm tên tập thơ) đều in năm 2013, một sức làm việc đáng kính nể.
“Đời đang đón đợi để đong đầy”, tôi đang đọc câu thơ của ông in ngoài bìa tập thơ “Nắng” thì có tiếng chuông điện thoại, cậu con trai thứ hai Trần Quang Huy hiện đang là phó tổng giám đốc ngân hàng (MHB), người đã lái xe đón ông hôm tôi đi nhờ, gọi điện về nói sẽ đưa xe ô tô đến đón bố mẹ đi viếng đại tướng Võ nguyên Giáp.

Tôi tạm biệt nhà thơ Việt Phương. Ông hẹn tôi hôm sau …

Còn tiếp

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?