Chuyện một cô giáo dù nghèo vẫn quyết không bỏ nghề

Là một cô giáo dạy Tin học của Trường GDTX Quốc Oai, nhiều năm nay, chị Nguyễn Thị Lệ Quyên (30 tuổi) luôn tận tâm với nghề. Chị được coi là một trong những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn nhất trường. Với một nghề "hót" vốn có chị Quyên hoàn toàn có thể tìm một công việc khác thu nhập hấp dẫn nhưng theo chị Quyên thì dù nghèo mấy chị vẫn không bao giờ bỏ nghề giáo.
Chuyện một cô giáo dù nghèo vẫn quyết không bỏ nghề

Tôi gặp chị Nguyễn Thị Lệ Quyên trong buổi “Gặp mặt, tặng quà CBGV và học sinh, là vợ, con chiến sỹ đang công tác tại quần đảo Trường Sa và CBGV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp năm học mới” do Sở Giáo Dục Hà Nội tổ chức. Chị Quyên có gương mặt gầy guộc xanh xao nhưng lúc nào cũng tươi cười với mọi người. Nói chuyện với chị, tôi được biết chị mới phải mổ vì bệnh chảy máu dạ dày.

Đến nay chị Quyên đã làm giáo viên dạy Tin học ở Trường GDTX Quốc Oai được 6 năm. Chị Quyên vốn tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Thái Nguyên, khoa sư phạm Tin. Gia đình chị có 4 anh em và chị là con út. Nhà chị vốn đông anh em mà bố mẹ lại chỉ làm ruộng nên kinh tế gia đình cũng rất khó khăn.

Chuyện một cô giáo dù nghèo vẫn quyết không bỏ nghề - anh 1

Chị Lệ Quyên chia sẻ về cuộc đời gian truân của mình

Từ nhỏ mỗi khi đến lớp được nhìn các thầy cô đứng trên giảng đường chị đã thấy yêu thích vô cùng vì vậy chị chỉ có một mơ ước là lớn lên sẽ trở thành giáo viên nên đã cố gắng học thật tốt. Khi chuẩn bị thi vào đại học chị cũng thấy rằng hầu hết các giáo viên các môn trong trường không còn thiếu nhiều nên chị sợ rằng nếu thi vào ngành toán, lý hay hóa thì sau này sẽ khó xin việc vì vậy chị đã thi vào ngành tin học. Vì ngày ấy tin học đang là một ngành mới và chị nghĩ tương lai sẽ nhiều trường cần tới một giáo viên tin nên đã quyết thi vào ngành này.

Ra trường do thực tập tốt ở trường THPT Quốc Oai nên chị được giữ lại dạy hợp đồng. Sau đó, ở quận Quốc Oai có đợt thi công chức, chị đã cố gắng thi và đỗ nên được cử về trường GDTX Quốc Oai dạy học. Vậy là mơ ước của chị đã thành hiện thực, chị vui mừng vô cùng.

Đi dạy, chị Quyên cũng đỡ đần được bố mẹ hơn 1 năm thì lấy chồng. Khi ấy tuy gia đình nhà chồng chị cũng vất vả, bố mẹ chồng già yếu (trên 80 tuổi), chồng chị là con trai cả còn em gái thì đi lấy chồng, em trai làm ăn xa. Thương cảm với hoàn cảnh của chồng nên dù một số người khuyên ngăn nhưng chị vẫn quyết tâm đến với chồng chị hiện tại.

Chuyện một cô giáo dù nghèo vẫn quyết không bỏ nghề - anh 2

Nhìn thấy các em học sinh là hạnh phúc của chị Quyên vì vậy chị quyết không bỏ nghề

Cuộc sống của gia đình lâm vào cảnh khó khăn hơn nhiều khi các con chị lần lượt ra đời, chị sinh được 2 cháu, 1 cháu 4 tuổi và cháu út 2 tuổi. Thêm vào đó trước kia chồng chị làm về xây dựng, lương cũng đủ ăn, nhưng do những năm gần đây ngành xây dựng lâm vào khủng hoảng nên công việc của chồng chị bấp bênh lương ít ỏi (chỉ khoảng 3 triệu/tháng) và thường xuyên phải đi xa.

Vì vậy gần như mọi gánh nặng lo toan cuộc sống cho cả gia đình, vừa ăn uống, học hành của con cái, rồi bố mẹ chồng… đều dồn lên đôi vai nhỏ bé của chị. Và với đồng lương ít ỏi từ nghề giáo viên (khoảng hơn 3 triệu) không đủ để trang trải khiến chị rơi vào cảnh những giáo viên nghèo nhất trường.

Hàng ngày công việc bận rộn trên trường cộng với việc chăm 2 con khiến chị nhiều khi muốn làm thêm một cái gì đó để tăng thu nhập cũng không được. Mà dạy thêm ngoài thì đương nhiên là không thể, vì đó là quy định.

Chị Quyên cũng hiểu với những kỹ năng và kiến thức về công nghệ thông tin, vốn đang là một ngành nghề hót hiện nay nếu chị vì cuộc sống mà bỏ nghề ra ngoài làm thì sẽ đỡ khó khăn hơn rất nhiều. Nhưng chị không bao giờ từ bỏ nghề giáo vì đó là đam mê của chị.

Tâm sự với người viết, chị Quyên chia sẻ: “Hằng ngày, mỗi khi nhìn thấy những đứa trẻ cắp sách đến trường là mọi lo toan mệt mỏi của tôi đều tan biến. Vì vậy, dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, cũng không bao giờ tôi bỏ nghề giáo, tôi cho rằng đây là một nghề cao quý mà ai cũng tôn trọng. Vì vậy tôi cảm thấy mình rất may mắn khi làm nghề này rồi”.

Xem thêm:

-Cư dân mạng nổi sóng vì tâm thư của giảng viên quyết giữ sĩ diện không hạ mình bán xôi

-Thí sinh từ đỗ thành trượt: ĐH Huế đảm bảo quyền lợi thí sinh thế nào?

Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
(Ngày Nay) -  Theo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ 27/4 - 1/5, riêng thứ Hai ngày 29/4 không tổ chức Lễ viếng Bác), đã có 61.417 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 3.919 lượt khách nước ngoài.
Quan hệ Trung - Mỹ: Nhìn hoa đoán ý
Quan hệ Trung - Mỹ: Nhìn hoa đoán ý
(Ngày Nay) - Những dấu hiệu trong cuộc tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho thấy chính quyền Bắc Kinh chưa sẵn sàng "làm ấm" quan hệ song phương.
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.