Chuyện sống trong mùa dịch của những đứa trẻ bị bỏ rơi

(Ngày Nay) - Chùa Bồ Đề (quận Long Biên - Hà Nội) hiện đang nuôi dưỡng rất nhiều em nhỏ bị bỏ rơi. Khi “bão dịch COVID-19” xảy ra, giống như tất cả các em nhỏ khác, cả trăm đứa trẻ đang được chùa Bồ Đề nuôi dưỡng cũng nghỉ ở nhà do trường học đóng cửa để phòng dịch. 
Cơ sở bảo trợ xã hội - Chùa Bồ Đề (quận Long Biên - Hà Nội)hiện đang nuôi dưỡng rất nhiều trẻ em mồ côi.
Cơ sở bảo trợ xã hội - Chùa Bồ Đề (quận Long Biên - Hà Nội)hiện đang nuôi dưỡng rất nhiều trẻ em mồ côi.

Và để có thể sống an toàn trong thời gian dịch bệnh, cũng như không để kiến thức học tập bị chậm lại so với bạn bè, các em nhỏ ở chùa Bồ Đề phải chuẩn bị cho mình những cách thức sinh hoạt phù hợp, nhằm tự bảo vệ sức khoẻ của bản thân cũng như đảm bảo được việc học tập không bị ngắt quãng…

Những lớp học thời… “bão dịch”

Dù được nhà trường cho nghỉ từ trước Tết nguyên đán Canh tý tới nay, thế nhưng bạn Nguyễn Trần Hà (21 tuổi, quê Nam Định, sinh viên năm thứ 3 của Trường đại học Kinh tế Quốc dân) lại không về quê để “né dịch” như phần lớn những người bạn cùng lớp của mình mà quyết định ở lại Hà Nội để tranh thủ làm thêm, kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Hàng ngày, Hà nhận làm gia sư cho nhiều em nhỏ, thường thì một ngày Hà sẽ đến tận nhà để dạy học cho từ 2 đến 3 em học sinh, mỗi ca dạy học kéo dài khoảng 90 phút. Nhưng vì dịp này, các trường đều cho học sinh nghỉ học để phòng chống dịch bệnh nên số lượng người thuê gia sư vì thế mà tăng lên mỗi ngày từ 4 đến 6 em; thu nhập của Hà nhờ đó cũng được gia tăng đáng kể.

Bận rộn là vậy, nhưng Hà vẫn dành riêng ra một khoảng thời gian nhất định để tham gia nhóm sinh viên tình nguyện đến chùa Bồ Đề dạy học cho các em nhỏ đang được nhà chùa cưu mang. Mỗi tuần, nhóm của Hà sẽ dạy học tại đây 3 buổi, ấn định vào khoảng thời gian từ 6h30 đến 7h30 tối. Những lớp học nhóm có khoảng từ 7 đến 10 em, được các bảo mẫu của nhà chùa và nhóm gia sư thiện nguyện phân chia dựa trên số thành viên của từng phòng ở. Công việc của gia sư là hướng dẫn các em nhỏ ôn tập và ghi nhớ lại toàn bộ những kiến thức trước đó đã học được trên lớp, dựa trên những tài liệu mà các giáo viên ở trường gửi qua email.

Chuyện sống trong mùa dịch của những đứa trẻ bị bỏ rơi ảnh 1

Mỗi tuần, nhóm sinh viên tình nguyện của Hà đến làm gia sư dạy học tại chùa Bồ Đề 3 buổi.

Trong “cơn bão dịch COVID-19”, dù cuộc sống cá nhân trở nên hối hả hơn khi phải ra khỏi nhà từ lúc sáng sớm và trở về trong trạng thái mệt mỏi rã rời, nhưng với nữ sinh viên Nguyễn Trần Hà, khoảng thời gian suốt hơn 1 tháng qua đã mang đến cho em rất nhiều cảm xúc thú vị. Ngay từ lúc nhận lời làm gia sư tình nguyện cho các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt tại chùa Bồ Đề, Hà và các bạn của mình đã được nhà chùa và chính quyền địa phương phổ biến những kiến thức quan trọng trong việc phòng tránh dịch bệnh COVID-19. 

Khẩu trang và nước sát khuẩn tay là những vật “bất ly thân”, được Hà và các bạn luôn mang theo bên mình. Trước khi bước vào lớp học, Hà thường vừa rửa tay vừa hướng dẫn cho các em nhỏ cách rửa tay sao cho thật đúng để phòng ngừa bệnh tật. Trong suốt thời gian dạy học, Hà luôn đeo khẩu trang và cũng rất hạn chế tiếp xúc gần với các em.

Chuyện sống trong mùa dịch của những đứa trẻ bị bỏ rơi ảnh 2

Cuộc sống thời dịch bệnh của những đứa trẻ mồ côi dường như trở nên thiếu thốn, chật vật hơn khi thiếu vắng sự thăm nom của các nhà hảo tâm.

Chia sẻ về công việc mang đầy ý nghĩa này, Hà cho biết: bản thân em và các bạn trong nhóm gia sư tình nguyện đều là những người rất yêu trẻ nhỏ. Với Hà, công việc gia sư tại chùa Bồ Đề như là một chút tấm lòng nhỏ bé của em dành để san sẻ bớt nỗi bất hạnh của những đứa trẻ bị bỏ rơi. Dịch bệnh COVID-19 hoành hành khiến cho việc học cũng như cuộc sống thường ngày của các em nhỏ tại chùa bị đảo lộn nghiêm trọng; chính vì thế, Hà mong rằng những lớp học phụ đạo thời “bão dịch” này sẽ phần nào giúp cho quá trình học tập của các em được thuận lợi hơn khi đi học trở lại.  

Gắng hết sức để vượt qua dịch bệnh

Chùa Bồ Đề vào một ngày cuối tháng 2/2020, trong lúc tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp và gây ra những ảnh hưởng nặng nề lên mọi mặt của đời sống xã hội, thì cơ sở bảo trợ xã hội chùa Bồ Đề dường như cũng không phải là ngoại lệ. Khác với thường ngày, khuôn viên chùa giờ đây trở nên vắng vẻ và tĩnh lặng hơn. Bên trong khu nhà nơi nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại chùa, tuyệt nhiên không thấy có bất kỳ người khách hay nhà hảo tâm nào lui tới thăm các cháu bé, chỉ có sự hiện diện của những người làm nhiệm vụ trông coi và chăm sóc trẻ mà thôi.

Được biết, kể từ khi dịch bệnh bùng phát, nhà chùa đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện rất nhiều những biện pháp cụ thể và quyết liệt nhằm phòng tránh dịch. Trong đó, nhà chùa đưa ra quy định yêu cầu các bảo mẫu và người làm nhiệm vụ chăm sóc trẻ tuyệt đối không để người lạ mặt tiếp xúc gần với các em nhỏ. Ngoài ra, tất cả du khách thập phương, những nhà hảo tâm khi đến thăm khu nuôi dưỡng trẻ bên trong chùa Bồ Đề cũng được nhà chùa yêu cầu đứng từ xa để quan sát khu nhà ở cũng như các hoạt động sinh hoạt của trẻ, không nên đến gần nhằm tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh từ bên ngoài cho các em. 

Chuyện sống trong mùa dịch của những đứa trẻ bị bỏ rơi ảnh 3

Vì đang trong thời gian dịch bệnh nên lượng khách đến thăm khu bảo trợ trẻ em chùa Bồ Đề cũng giảm đi phần lớn.

Liên tục xua tay để ngăn không cho phóng viên chụp ảnh, một nữ bảo mẫu tại chùa Bồ Đề cho biết: nhà chùa có quy định rằng khách tới thăm khu nuôi dưỡng trẻ mồ côi tuyệt đối không được quay phim, chụp ảnh. Thêm vào đó, do đang trong thời gian dịch bệnh nên các em nhỏ chỉ được sinh hoạt và vui chơi trong khuôn viên khu nhà, hoàn toàn không được ra ngoài tiếp xúc với người lạ. Hàng ngày, chỉ có các “mẹ” (nữ bảo mẫu – PV) phụ trách quán xuyến hoạt động của từng nhà được tiếp xúc thường xuyên với trẻ để chăm sóc và dạy dỗ các em.

Những ngày này, có lẽ do lo ngại dịch bệnh nên lượng khách đến thăm khu bảo trợ trẻ em chùa Bồ Đề cũng giảm đi phần lớn, thậm chí là gần như không có khách. Chính vì vậy, các vật phẩm như bánh kẹo, đồ dùng học tập, quần áo… mà trước đây các em nhỏ thường hay nhận được từ những vị khách có lòng hảo tâm giờ cũng không còn nữa. Cuộc sống thời dịch bệnh của những đứa trẻ mồ côi cũng vì thế mà trở nên thiếu thốn, chật vật hơn.

Cũng theo nữ bảo mẫu này, các em nhỏ đang được chùa Bồ Đề nuôi dưỡng đều ở trong độ tuổi từ mẫu giáo cho đến cấp hai. Dựa theo tuổi của từng em mà nhà chùa cho các em đi học tại các trường tiểu học và THCS trên địa bàn. Từ khi nhận được thông báo toàn bộ học sinh cả nước nghỉ học để phòng chống dịch bệnh COVID-19, vào buổi sáng mỗi ngày, giáo viên chủ nhiệm lớp của các em đều gửi email bài tập tới. Sau đó, các bảo mẫu sẽ in ra giấy rồi sắp xếp phát cho các em ở từng khối khác nhau, các lớp học phụ đạo có gia sư dạy kèm cũng được chia ra theo độ tuổi và khối lớp giống như ở trường học.

Chuyện sống trong mùa dịch của những đứa trẻ bị bỏ rơi ảnh 4

Tất cả các em nhỏ đang được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề đều không được đeo khẩu trang để phòng dịch bệnh.

Chuyện sống trong mùa dịch của những đứa trẻ bị bỏ rơi ảnh 5

Bài tập do cô giáo gửi tới qua email được các bảo mẫu in ra giấy rồi phát cho các em nhỏ tự ôn luyện

“Hôm nào các con được học gia sư thì thôi, còn nếu không thì các mẹ của từng nhà như chúng tôi sẽ phải tự dạy học cho các con. Vì trình độ của chúng tôi cũng chỉ có hạn nên việc này khá khó khăn. Những bài dễ chúng tôi còn bảo ban các con được, còn bài nào khó quá thì phải để lại đó rồi dặn dò các con mang ra để các thầy cô giảng giải cho trong buổi học gia sư. Thời điểm hiện tại, vì chưa biết đến bao giờ các con sẽ đi học trở lại nên các bảo mẫu và những người làm nhiệm vụ chăm sóc trẻ như chúng tôi vẫn đang cố gắng hết sức để đảm bảo cho các con nhận được những điều tốt nhất trong khả năng có thể thực hiện”, một nữ bảo mẫu chùa Bồ Đề cho hay.

Chuyện sống trong mùa dịch của những đứa trẻ bị bỏ rơi ảnh 6

Thông tin hướng dẫn cách phòng chống dịch bệnh Covid-19 được dán bên trong khu nhà nuôi dưỡng trẻ em chùa Bồ Đề.

Trên thực tế, có một điều rất đáng lo ngại đó là, tất cả các em nhỏ đang được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề đều không được trang bị khẩu trang để phòng dịch. Lý giải về điều này, một nữ bảo mẫu khác dè dặt cho biết: “Việc đeo khẩu trang là rất khó chịu, đến người lớn còn không chịu được nên trẻ con chẳng cháu nào chịu đeo cả. Hồi mới có dịch bệnh, bên y tế phường cũng có đến và nói rằng phải đeo khẩu trang cho các cháu nhưng một phần vì khan hiếm nên giá cả đắt đỏ vì thế mà nhà chùa không mua được, thêm vào đó là việc các cháu chỉ đeo khẩu trang được một lúc là lại bỏ ra nên chúng tôi quán xuyến không nổi. Để phòng dịch, chúng tôi chỉ biết hàng ngày nhắc các cháu rửa tay sạch thôi, ngoài ra không biết làm gì hơn”.

Quan sát từng phòng trong khu nuôi dưỡng trẻ em tại chùa Bồ Đề, nơi mà mọi hoạt sinh hoạt của hàng chục đứa trẻ vẫn diễn ra hàng ngày, không khó để nhận thấy rằng cuộc sống của những em nhỏ mồ côi này vẫn đang còn tồn tại vô vàn khó khăn. Trong “cơn bão dịch bệnh COVID-19”, hiện trạng thiếu thốn cả về vật chất lẫn kiến thức phòng chống dịch bệnh tại đây đang làm dấy lên mối lo ngại lớn về ẩn hoạ khôn lường đối với sức khoẻ của những đứa trẻ vốn đã mang trên mình quá nhiều nỗi bất hạnh.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.