Chuyện về một bị cáo đặc biệt

(Ngày Nay) - Một ngày trước khi phiên toà xét xử vụ án tai biến chạy thận nhân tạo khiến 8 người tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình, bác sĩ Hoàng Công Lương- người hôm nay (15/5) sẽ đứng trước toà với tư cách bị cáo vẫn giữ chất giọng điềm tĩnh, tự tin. Trong suốt câu chuyện, thật khó để tìm thấy trong giọng nói ấy sự bối rối hay lo lắng vốn thường thấy ở những người bị coi là có tội…
Bác sĩ Lương (bìa trái) tại phiên toà ngày 7/5/2018. Ảnh: Nguyễn Hoài.
Bác sĩ Lương (bìa trái) tại phiên toà ngày 7/5/2018. Ảnh: Nguyễn Hoài.

Rằng qua cơn lận đận...

Ngôi nhà Lương đang ở cùng gia đình chỉ cách nơi xét xử chưa đầy 1 cây số, nhưng là đoạn đường chưa bao giờ anh nghĩ mình sẽ phải đi trong vai trò của một bị cáo, lại đúng vụ án khiến những bệnh nhân bao năm gắn bó với anh bị thiệt mạng. Có vụ án nào người thân của bị hại lại lo lắng, thông cảm và động viên bị cáo như với bác sĩ Lương?

Lương đã sống những ngày đan xen cảm xúc như thế. Anh chưa từng đến nhà bệnh nhân tử vong để gặp gỡ người thân của họ bởi anh không muốn đến với họ trong tâm thế một bị can. Anh muốn được bên bệnh nhân với vai trò của bác sĩ làm lành những vết thương, làm dịu cơn bạo bệnh mà ông Trời đày ải họ.

Nhưng chính những người đó lại tìm đến anh, cầm đôi bàn tay để dặn dò anh vững lòng trước phiên toà. Bà Nguyễn Thị Thu, mẹ bệnh nhân Thu Hằng, người đã tử vong trong vụ tai biến chạy thận không quản mưa gió đến nhà Lương chỉ để tặng anh chuỗi hạt với mong muốn phước lành đến với chàng trai tử tế Hoàng Công Lương.

Chính bà nói với Lương rằng, cậu là một chàng trai tốt bụng và có ích cho xã hội, rằng bà tin cậu không có tội gì dù con gái bà đã không may qua đời đúng kíp trực của bác sĩ Lương. Trong trái tim bà Thu, và biết bao đồng nghiệp cùng những người dõi theo bác sĩ Lương luôn có niềm tin đó, rằng anh vô tội và pháp luật luôn công bằng.

Hơn 1 tuần nay, bác sĩ Lương xin nghỉ phép. Đó cũng là khoảng thời gian Lương sum vầy bên gia đình, được nghe tiếng cười nói của 2 đứa con thơ, được cảm nhận tình yêu thương và sự sẻ chia của người vợ trẻ, người luôn là điểm tựa cho anh những lúc mệt mỏi và bi đát nhất.

Cha anh, ông Hoàng Công Mạnh đã gửi họ hàng trông nom vườn tược, nhà cửa để lên thành phố Hoà Bình với con trai những ngày trước phiên toà. Anh bảo, đến giờ phút này, khi chỉ cách phiên toà hơn chục tiếng đồng hồ, anh thấy thanh thản,  không có nỗi sợ hãi nào xâm chiếm trong lòng bởi anh luôn tin chắc khi mình đã bước chân vào cái nghiệp cứu người thì mình sẽ không bao giờ hại người.

Bao nhiêu đêm không ngủ, bao nhiêu lần trở mình trằn trọc suốt gần 1 năm qua kể từ ngày tai họa xảy ra, bác sĩ Lương tự vấn mình hàng nghìn lần để xem mình sai ở đâu mà khiến 8 mạng người ra đi tức tưởi. Nhưng không. Không có một sai sót nào về chuyên môn mà anh phạm phải. Thậm chí anh cùng các đồng nghiệp đã gạt sang một bên nỗi sợ hãi, lo lắng khi tai hoạ ập xuống để tiếp tục cứu chữa những bệnh nhân còn lại.

Trao đổi nhiều lần về vấn đề này, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) Phó Chi hội trưởng Chi hội Luật gia cho rằng, việc truy cứu bác sĩ Hoàng Công Lương về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là chưa chính xác.

Theo ông Quang, trong vụ án này phải xác định được mối quan hệ giữa hành vi khách quan và hậu quả gây ra. Nguyên nhân dẫn tới 8 người tử vong là do hàm lượng fluora cao gấp hàng trăm lần cho phép, tức là do quá trình bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị RO chứ không phải do điều trị. Như vậy, chủ thể của tội danh này phải là người có chức vụ, quyền hạn trong việc sửa chữa hệ thống, không phải là bác sĩ Lương.

TS Quang khẳng định: “Bác sĩ Lương được đào tạo để cấp cứu, chữa trị cho người bệnh, còn việc bảo dưỡng, bảo trì là do bộ phận có trách nhiệm của bệnh viện. Bác sĩ không phải là người chịu trách nhiệm của vật tư y tế hay chất lượng thuốc”.

Chuyện về một bị cáo đặc biệt ảnh 1Bác sĩ Lương thăm bệnh nhân ngày 3/5/2018.

Một ngày trước phiên toà, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Đại biểu Quốc hội khoá 14, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia sẻ: “Tôi đã được một lần gặp Lương, cảm nhận của tôi sau bữa trưa ngắn ngủi đó là một bác sĩ trẻ nhiệt huyết nhưng đang bị một áp lực nặng nề. Sao không áp lực được khi bao hoài bão của em đang có nguy cơ bị sụp đổ hoàn toàn.

Ngay cả khi tòa án Hoà Bình tuyên em vô tội thì em đã phải trả giá quá nhiều trong vụ việc 8 người tử vong khi chạy thận ở đơn nguyên em phụ trách. Em trả giá vì đã mất những bệnh nhân thân quen như trong gia đình của mình, em trả giá vì gần 2 tuần trong nhà tạm giam công an tỉnh, em trả giá vì mất niềm tin với công lý và lòng tốt trên đời”.

PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho rằng: “Những bác sĩ khi ở vị trí của bác sĩ Lương cũng sẽ làm như vậy. Bởi lẽ bác sĩ Lương không ký giấy cho chạy thận thì nhiều bệnh nhân cũng ra đi trong đêm. Phải xem lại quy trình chọn nhà cung cấp dịch lọc, quy trình quản lý vật tư, trang thiết bị của lãnh đạo bệnh viện, của hãng máy: nhân viên kỹ thuật có tay nghề thực sự không?

Trang thiết bị chất lượng thấp, thuốc kém chất lượng...ấn cho bác sĩ chọn, hỏi bác sĩ tránh sao được? Xem lại tư cách, đạo đức kỹ thuật viên, người làm kỹ thuật phục vụ y học không như kỹ sư máy móc. Nếu kỹ thuật viên này làm theo quy trình của Ban Giám đốc công ty, thì Ban Giám đốc công ty và người sáng tạo quy trình cho nhà máy này phải chịu trách nhiệm. Giám đốc bệnh viện và Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình phải chịu trách nhiệm về chọn nhà thầu cẩu thả, vô lương”.

Vững một niềm tin

Ngày cầm tấm bằng tốt nghiệp Đại học Y Dược Thái Nguyên rồi những tháng ngày miệt mài với bệnh nhân ở Đơn nguyên Thận nhân tạo (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình), bác sĩ trẻ Hoàng Công Lương chưa một lần  nào nghĩ rồi có ngày mình sẽ được hàng triệu người nhắc đến. Bởi thế anh cứ cần mẫn với công việc, với những bệnh nhân từ xa lạ ban đầu đã trở thành người thân thương tự lúc nào không hay.

Vậy nhưng, một thảm hoạ y khoa đã biến cuộc sống của một bác sĩ trẻ đầy hoãi bão thành những tháng ngày chất chứa buồn đau. Nhưng tịnh trong hơn 300 ngày lao lý ấy, những người thân quen với Lương chưa từng thấy chàng trai trẻ đó tuyệt vọng.

Có chăng niềm đau hằn sâu nhất trong đôi mắt to tròn của Lương là lúc chứng kiến những sinh mệnh từng gắn bó với mình bao năm qua lần lượt trút hơi thở cuối cùng trong đau đớn, trong nỗ lực từng giây phút mà anh và đồng nghiệp của mình cứu họ nhưng “lực bất tòng tâm” giữa cơn bão tai biến đã đi vào lịch sử y khoa.

Chuyện về một bị cáo đặc biệt ảnh 2Bác sĩ Hoàng Công Lương (thứ 3 từ trái sang) tại TAND TP Hòa Bình.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu băn khoăn: “Tôi không biết phải chúc Lương thế nào, chỉ mong em bình tĩnh trong phiên tòa hôm nay. Và đặc biệt tôi thực mong những người có trách nhiệm hãy cho nhân viên y tế chúng tôi và những người có lương tri trên toàn Việt Nam thấy một phiên tòa hết sức nghiêm minh, không bỏ sót tội phạm và không hàm oan người vô tội”.

Cũng như TS Lân Hiếu, tất cả các đồng nghiệp của bác sĩ Lương đều tin anh vô tội. Và không có niềm tin nào bằng chính niềm tin mà bác sĩ Lương đang có: “Nếu tôi sai thì tôi đã không nhận được tình yêu thương từ chính người nhà những bệnh nhân không may tử vong trong thảm hoạ này”.

Giữa những ngày bão tố, trở thành bị can một vụ án với hậu quả nặng nề, Lương bị cấm đi khỏi nơi cư trú. Vì thế anh không thể làm tròn trách nhiệm trưởng nam dòng họ Hoàng khi để bà nội ngày đêm mong ngóng không thấy cháu đích tôn về thăm.

Giữa những sóng gió ập đến bất ngờ đó thì 13 ngày bị tạm giam cùng 2 tử tù và 4 tù nhân khác, Lương vẫn vững một niềm tin mình sẽ được tuyên vô tội, sẽ lại được khoác lên người tấm áo blouse thanh khiết và chữa trị cho những bệnh nhân bao năm qua gắn bó với anh.

13 ngày sống cuộc đời tù nhân, cho anh biết bao trải nghiệm về cay đắng cuộc đời nhưng chàng trai ấy vẫn nhiệt tình giúp đỡ bạn tù, vẫn động viên họ và nhận lại từ những con người đặc biệt ấy niềm an ủi và niềm tin rằng anh không có tội…

Hôm nay, ở vùng đất Tây Bắc diễn ra một phiên toà mà ở đó bị cáo lại nhận được sự cảm thông, động viên và chia sẻ đầy yêu thương từ mọi người. Sẽ có những người chưa từng gặp Lương cũng đến đây với hy vọng được nghe những phán xử công bằng, để thấy công lý được thực thi. Và chính cái tên của chàng trai trẻ Hoàng Công Lương đã gieo trong tâm trí những người tin vào chính nghĩa rằng đó là một phiên toà được xét xử bằng công lý và lương tâm.

Theo Tiền Phong
TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.