Cô giáo tạo nên 'Nguyễn Ngọc Ký thứ 2'

Đó là cách gọi thân mật và kính trọng mà mọi người dành cho cô Hoàng Thị Sành - giáo viên giúp một học sinh bị liệt cả hai tay, chân phải cũng bị tật có thể cầm bút viết bằng bàn chân trái còn lại.
Cô giáo tạo nên 'Nguyễn Ngọc Ký thứ 2'

Đó là cách gọi thân mật và kính trọng mà mọi người dành cho cô Hoàng Thị Sành - giáo viên giúp một học sinh bị liệt cả hai tay, chân phải cũng bị tật có thể cầm bút viết bằng bàn chân trái còn lại.

Cô Hoàng Thị Sành đang công tác tại trường tiểu học Lê Văn Tám, huyện Cam Lộ, Quảng Trị. Cô là một trong số 194 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có thành tích xuất sắc trong giáo dục học sinh khuyết tật vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức khen thưởng tại Hà Nội.

Đưa học sinh không học được ở trường khuyết tật đến trường

Từ lúc có chủ trương học sinh khuyết tật được hòa nhập, lớp cô Sành luôn có những học sinh khuyết tật ở các dạng khác nhau như: Khuyết tật trí tuệ, ngôn ngữ, vận động... Và đặc biệt nhất vẫn là hình ảnh cậu học trò Hà Văn Tài - một học sinh khuyết tật nặng mà trong hai năm học liền cô đã trực tiếp giảng dạy, chăm sóc.

Từ lúc sinh ra cơ thể Tài đã không được may mắn như những bạn bè cùng trang lứa. Tài thiếu đi hai cánh tay, còn hai chân thì lại bị một chân ngắn một chân dài, chân phải đứng bằng mũi chân mới bằng bàn chân trái.

Cô giáo tạo nên 'Nguyễn Ngọc Ký thứ 2'

Cô Hoàng Thị Sành và em Hà Văn Tài. Ảnh: NVCC

Những mong em có thể được đi học như bao người, gia đình đã gửi em vào trường khuyết tật nhưng Tài thuộc khuyết tật nặng nên sau một thời gian không hòa nhập được em lại trở về với gia đình.

Khi biết về hoàn cảnh của Tài cô Sành đã không ngần ngại tìm đến nhà để động viên em đến trường nhưng điều cô nhận lại chính là sự từ chối.

“Lúc đầu đến động viên em đi học gia đình và em không đồng ý. Bởi vì khi Tài được gửi vào trường khuyết tật với đầy đủ điều kiện vật chất, giáo viên được đào tạo bài bản mà còn không làm được nữa là mình dạy hòa đồng nên họ không tin tưởng” – Cô Sành nhớ lại.

Thương học sinh, cô không ngần ngại những ngày mưa ngày nắng đến để động viên em và rồi “mưa dầm thấm lâu” chính tình thương, lòng kiên trì của cô đã thuyết phục được gia đình và Tài trở lại với trường học.

Khi vận động được Tài đến trường là một sự thành công và là niềm vui rất lớn, nhưng niềm vui đó lớn bao nhiêu thì nỗi lo lắng cũng trở nên đong đầy trong cô bấy nhiêu. Khi nhìn vào cơ thể Tài, làm sao để em có thể viết chữ, có thể học cùng với các bạn thực sự là nỗi băn khoăn, lo lắng khôn nguôi. Và với lương tâm của một người giáo viên, tình thương yêu một người mẹ cùng kinh nghiệm gần 30 năm đứng trên bục giảng , cô Sành đã tìm mọi cách để khắc phục khó khăn để tìm được phương pháp giảng dạy phù hợp cho em.

Việc đầu tiên cô Sành phải làm khi Tài đến trường là làm công tác tư tưởng, tạo cho em sự thân thiện gần gũi giữa cô và trò, hòa đồng được với bạn bè. Từ đó em đã vui vẻ đến trường và cô mới bắt đầu dạy dỗ.

Thắt lòng khi thấy trò quẳng bút, ngồi khóc

Dạy cho học sinh bình thường cầm bút bằng tay đã khó nhưng với Tài thì sự khó khăn ấy lại nhân lên gấp bội. Một bên chân phải của Tài bị tật nên việc viết chữ phải được tập bằng chân trái. Việc làm này đòi hỏi phải cô giáo phải làm thường xuyên và kiên trì. Đồng thời, cô phải động viên em vượt qua mặc cảm, tự ti.

Đôi mắt cô Sành đã không khỏi ngấn lệ khi nhớ về những ngày đầu giúp Tài cầm bút:

“Những ngày đầu tiên em cầm bút bằng chân trái là rất khó khăn. Có những lúc vì cầm bút lâu để tập viết nên em quá đau chân, bất lực em quẳng bút ngồi khóc. Thậm chí có lúc em bị chuột rút cả hai chân khóc thét lên. Nhìn em phải chịu đau đớn lòng mình cũng đau thắt lại”.

Cũng chính những lúc như vậy cô lại phải hết sức thân thiện dỗ giành em để tạo dựng cho em niềm hứng thú trong học tập. Và từ những buổi ra chơi cô trò thủ thỉ tâm sự, bằng câu chuyện về tấm gương thầy giáo khuyết tật Nguyễn Ngọc Ký đã tạo cho em thêm động lực vươn lên trong học tập và cuộc sống hàng ngày.

Năm học 2012-2013, Tài đủ 6 tuổi để vào lớp Một nhưng một năm đầu cô xác định chỉ cho em học ngoại sổ. Cô đã từng nghĩ rằng sẽ làm cho em được cái gì trong tầm với của học sinh và giáo viên. Và ở năm đầu tiên này Tài đã có thể tô và viết được những con chữ đơn giản.

Nhưng sự tiến bộ bất ngờ của Tài đã khiến cô thay đổi suy nghĩ, năm thứ 2 thì cô mới đặt ra mục tiêu cho mình và cho em là viết và biết cách làm toán. Kết thúc năm thứ 2 ở trường Tài cũng chính thức hoàn thành được chương trình lớp Một năm học 2013-2014 (tức là đọc thông viết thạo, biết làm toán - PV).

Bên cạnh đó, để giúp em có thêm những kiến thức kỹ năng sống trong những giờ học ngoại khóa cô luôn xin những giáo viên của bộ môn đó dạy riêng cho em về những kỹ năng sống như: tự bưng cơm ăn, tự múc nước uống, và chơi những trò chơi đơn giản như bắn bi, xếp ảnh. Ngoài những giờ lên lớp thì thứ 7 cô phải đưa em về nhà để kèm thêm.

Hiện tại, Tài đang học lớp 3. Mặc dù cô đã không còn chủ nhiệm nữa nhưng những việc khó đối với Tài và giáo viên chủ nhiệm hiện giờ của em lại cần phải có sự giúp đỡ từ cô.

Nói về học trò của mình không giấu nổi niềm tự hào cô Sành cho biết: “Giờ đây, Tài đã có thể tiếp thu chương trình như các bạn khác, nhưng vì cơ thể của em như vậy nên không thể bằng được các bạn giỏi mà chỉ bằng được các bạn khá, học lực bằng khá”.

Với những nỗ lực của mình trong việc dạy dỗ học sinh khuyết tật cô Sành đã vinh dự nhận giấy khen của Bộ Giáo dục đào tạo về công tác giáo dục học sinh khuyết tật năm 2015. Đó là nguồn động viên cho cô nhưng có lẽ món quà ý nghĩa nhất mà cô nhận được đó chính là sự tiến bộ của học sinh mình trong con đường tiếp cận tri thức.

Mai Vân

Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.