Có nên xử nặng khi trẻ 14-16 tuổi phạm tội?

(Ngày Nay) - Sáng 24-5, dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13. Tiếp đó, các đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật này.
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến Quốc hội về 2 phương án: Phương án 1: Giữ như quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, theo đó đối với 3 tội: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134), Tội hiếp dâm (Điều 141) và Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169) thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về cả tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. Phương án 2: Giữ như dự thảo Luật do Chính phủ trình, theo đó người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về loại tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng đối với 03 tội danh nêu trên.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13. Ảnh: Quochoi.vn

Góp ý về 2 phương án trên, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng: Xử lý đối với người chưa thành niên không nên bằng thái độ quá nóng, điều này không có nghĩa là cưng chiều, dung dưỡng cho những vi phạm của các em. Điều quan trọng là để khi sửa điều luật này, chúng ta sẽ phải tự hỏi trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội đến đâu trong sự việc vi phạm ngày hôm nay. Và xử lý như thế nào là đúng mức để các em có điều kiện quay trở lại với cuộc đời còn rất dài phía trước. Đại biểu Nguyễn Thị Thủy tán thành với đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép được trình hai phương án xin biểu quyết. Với các cháu đang là học sinh lớp 8, 9 thì chỉ xử lý hình sự khi các cháu phạm vào tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), không đón lõng hành vi của các em để xử lý. Như vậy, không đúng tinh thần của xã hội ngày nay và cũng không thể lấy số liệu của ngày hôm qua để chứng minh cho ngày hôm nay. Tất cả các quy định của pháp luật chỉ là dự liệu, dự báo có tính chất phòng ngừa, xử lý hình sự và áp dụng hình phạt là 2 vấn đề khác nhau.

Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) đồng tình với phương án 2 bởi phù hợp với thực trạng đấu tranh phòng chống tội phạm, tỷ lệ tội phạm trong độ tuổi này ko đáng kể, chỉ chiếm 0,31% tội cố ý gây thương tích, năm 2016 chỉ có 19 trường hợp vi phạm. Loại tội phạm này không diễn biến phức tạp và gia tăng. Phương án 2 phù hợp với điều kiện quản lý giáo dục của chúng ta hiện nay.

Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.