Con không phải người thừa

(Ngày Nay) - Chào đời sau 9 tháng đằng đẵng mang nặng đẻ đau của mẹ, 9 tháng đợi chờ đầy hạnh phúc của bố, tại sao con lại là người thừa? Chẳng có em bé nào sinh ra là người thừa, con cũng giống như bao đứa trẻ khác, có quyền bình đẳng và hạnh phúc.
Thế giới của bé Chi lúc nào cũng hồn nhiên và ngây thơ
Thế giới của bé Chi lúc nào cũng hồn nhiên và ngây thơ

Đó là những suy nghĩ rút ruột gan của anh Dương Thành Nam (Khu 1, thị trấn Sặt, Bình Giang, tỉnh Hải Dương) mỗi khi nhìn con gái 9 tuổi cứ mãi ngây thơ và hồn nhiên như đứa trẻ lên 3, lên 4. Anh không muốn khoanh tay nhìn con bơ vơ giữa đời, nhìn con loay hoay với xã hội phức tạp, bộn bề trong khi thế giới của con - của những em bé mắc hội chứng tự kỉ - quá ngây thơ và trong sáng.  

Cái bóng vô hình…

Trong khi anh trai và em trai sinh ra khỏe mạnh bình thường thì bé Chi – con gái thứ hai của anh Dương Thành Nam không may mắc chứng tự kỷ. Giờ, khi đã chạm ngưỡng 9 tuổi, Chi vẫn chỉ dừng lại ở nhận thức của một đứa trẻ 4-5 tuổi. Lúc nào cũng hồn nhiên, vô tư, thích đi chơi, ghét ngồi vào bàn học. Sau chừng ấy năm cắp sách đến trường, Chi vẫn chưa đọc thông, viết thạo.

Hồi được 4 tuổi, phát hiện con gái mắc chứng tự kỉ, hai vợ chồng anh Nam sốt sắng đưa con lên Hà Nội, tất tả vào Viện Nhi Trung ương thăm khám, sang bệnh viện Tâm thần Trung ương kiểm tra, thậm chí “gõ cửa” bệnh viện Y học cổ truyền. Hễ ai mách địa chỉ nào giúp đỡ trẻ tự kỉ là anh miệt mài đưa con đến. Nhưng vô ích!

Con không phải người thừa ảnh 1Bé Chi và mẹ

Có đợt, anh chấp nhận nghỉ việc ròng rã 2 tháng trời, ngày nào cũng lặn lội cùng con đi xe buýt ra thành phố Hải Dương, đưa con gái đi học can thiệp. Một lớp học đặc biệt ở Hải Dương dành cho những trẻ em mắc chứng tự kỉ. Lịch can thiệp dày đặc, một ngày con gái anh học 3 giáo viên, mỗi cô chịu trách nhiệm can thiệp một kỹ năng: vận động, giao tiếp hoặc ngôn ngữ. Nhưng rồi, là trụ cột gia đình, cáng đáng kinh tế của cả nhà, anh Nam không thể cứ mãi dong duổi cùng con gái đi can thiệp kỹ năng. Anh chấp nhận đưa con về xã, học trường gần nhà, với mong muốn con được hòa nhập với bạn bè.

“Con gái tôi chậm hơn các bạn rất nhiều, không chơi được với các bạn trong lớp, có lần nghe các bạn gọi con là Chi “hâm”, tôi buồn thực sự, thương con gái vô cùng, nhưng chẳng biết phải làm thế nào” – anh Nam kể.

Ngày đầu dắt con đến trường, trong khi nhiều phụ huynh khác đặt hi vọng con sẽ thành học sinh giỏi, thành tài… thì anh chỉ hi vọng con gái ngồi yên trong lớp và chơi được với các bạn. Lo lắng của anh cũng là lo lắng của các thầy cô giáo trong trường. Một số giáo viên “giãy nảy” lên sợ con làm ảnh hưởng đến thành tích chung của lớp. Biết các cô nhiều áp lực trong nghề, gia đình anh tất tả đi làm giấy xác nhận tình trạng nhận thức của con để xin cho con đến trường hòa nhập, xin cho con “đứng ngoài” thành tích lớp. Nghĩa là, bé Chi có thể đi muộn về sớm, đến kỳ thi thì không có bài, chỉ đến ngồi cùng các bạn, nghe cô giáo giảng, đến khi nào tiếng trống vang lên thì tan học.

Con không phải người thừa ảnh 2Con đến lớp như người thừa...

Công cuộc hòa nhập của con chẳng đơn giản, thậm chí “cực ơi là cực”. Anh Nam nhớ lại: “Có hôm con bị các bạn vẽ đầy mặt, vẽ nhem nhuốc bẩn cả quần áo. Một hôm khác, con bị các bạn trong lớp giấu dép, đến giờ tan học, ai nấy về hết, con cứ lúi húi dưới gầm bàn tìm. Cô giáo vội về không để ý, nghĩ cả lớp đã về hết nên khóa cửa lớp bên ngoài. Suốt 30 phút bị khóa trái cửa, con đứng khóc. Mỗi ngày đến lớp của con cực ơi là cực”.

Không trông chờ nhà trường “gánh” trách nhiệm dạy dỗ con gái mình, anh Nam nói, anh chỉ muốn con được hòa nhập, đơn giản vậy thôi. Anh thông cảm với các cô khi đứng lớp với sĩ số học sinh đông đúc, lại thêm một trẻ tự kỉ, điều đó không đơn giản. Nhưng anh luôn mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ nhiều hơn nữa từ phía cô giáo và nhà trường dành cho các bé tự kỉ.

“Nếu các phụ huynh khác được cô giáo cập nhật tình hình theo ngày, chẳng hạn: hôm nay con ăn ngoan, hôm nay con giải Toán còn chậm, đọc tiếng Việt chưa rõ… thì gia đình tôi chưa một lần được giáo viên gặp gỡ trao đổi về con gái mình. Con đến lớp như người thừa” – anh Nam kể.

Không sợ xấu hổ

Năm 2015, khi công ty anh Dương Thành Nam tổ chức cho con em cán bộ công nhân viên đi chơi Rằm tháng Tám, địa điểm đi chơi là trung tâm thương mại giải trí Time City (Hà Nội), lúc đó anh Nam mạnh dạn đăng ký cho con gái đi. Đó là kết quả của một cuộc đấu tranh tâm lý quyết liệt.

“Tôi đăng ký đưa con gái đi trong tâm trạng rất lo lắng, e ngại, sợ con không biết chơi gì, sợ con không thể hòa nhập với bạn bè, tôi sợ xấu hổ với đồng nghiệp” – anh Nam thành thật.

Nhưng rồi, thương con, muốn con có điều kiện tiếp xúc với nhiều bạn bè đồng trang lứa, anh “liều” quyết định đưa con gái đi.

Con không phải người thừa ảnh 3Bé Chi được bố mẹ đưa đi chơi rất nhiều để bé hòa nhập cộng đồng

“Kết quả khá mỉm cười và hạnh phúc, con gái tôi chỉ nhút nhát ban đầu, sau đó hoàn toàn hăng hái tham gia chơi đùa, con thích thú tham gia đội người mẫu, đội làm bánh, đội bác sỹ... Tuy chơi không bằng các bạn, nhưng qua buổi đi chơi hôm đó, không đồng nghiệp nào phát hiện con tôi bất thường, không ai biết con mắc hội chứng tự kỉ. Các cô chú cùng cơ quan còn khen con tôi ngoan. Tôi nhận ra, cần phải cho con ra ngoài nhiều hơn, tiếp xúc hòa đồng nhiều hơn nữa để con tự tin bước vào cuộc sống” – anh Nam nói.

Gia đình anh kiên trì đưa con đi chơi, đi cắm trại, vào các trung tâm vui chơi giải trí, ở đó, anh dạy con giao tiếp, dạy con đánh vần, dạy con bơi… Anh không chấp nhận con là người thừa trong xã hội, anh muốn kéo con vào cuộc sống, tận hưởng những điều đẹp đẽ mà anh trai, em trai Chi cũng như những đứa trẻ khác được tận hưởng. Mỗi dịp hè, vợ chồng anh đều cố gắng thu xếp thời gian đưa con đi chơi 3-4 lần, kh Quảng Ninh, khi Lào Cai… Với anh, cho con đi chơi là đi học, một vụ hè “đi học” 3-4 lần.

Anh Nam chia sẻ: “Mặc dù kinh phí tốn kém chút ít, nhưng số tiền đưa con đi chơi, đi du lịch thiết thực hơn việc bỏ tiền ra mua thuốc chữa trị. Với những đứa trẻ mắc hội chứng tự kỉ như con tôi, thuốc gần như không có hiệu quả. Con tiến bộ hay không phần nhiều nhờ tình yêu thương từ gia đình, đừng trông chờ cô giáo hay một tổ chức nào đó hỗ trợ. Tôi luôn tin rằng, khi cha mẹ nắm tay con ra ngoài, là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào đời thì chắc chắn điều tốt lành sẽ đến với con. Đừng xấu hổ, đừng nhốt con trong nhà."

Con là động lực để bố không bỏ cuộc

Từ Tết Nguyên đán đến nay, lúc nào anh Nam cũng bận. Công việc tại một công ty nước ngoài đã “ngốn” hết quỹ thời gian eo hẹp một ngày. Chưa kể, cách đây vài tháng, anh quyết định thành lập một doanh nghiệp gia đình, vừa tạo dựng kinh tế vững chắc, vừa để “xây dựng tương lai” cho 3 con, nhất là con gái.

Con không phải người thừa ảnh 4Anh Dương Thành Nam và vợ

Anh bảo: “Càng nhìn thấy con gái thiệt thòi hơn các bạn, tôi càng muốn cố gắng hết mình. Không thể trông chờ vào việc học hành ở trường, vì con rất khó tập trung vào chuyện học, tôi quyết định làm theo kế hoạch mới, theo cách riêng của mình. Tôi muốn tự mình đào tạo hướng nghiệp cho con về sau này”.

Thương con nhưng chẳng thể dành nhiều thời gian bên con, mọi việc học hành của 3 con, vợ anh đều quán xuyến để anh dồn sức chodự định mới. Những ngày này, kết thúc “núi” công việc, anh thường về nhà muộn, khoảng 11-12 giờ đêm. Điều an ủi anh nhất là con gái lúc nào cũng quấn lấy bố, thức bằng được chờ bố về mới chịu ngủ. Ai bảo con gái là người tình kiếp trước của bố, anh cười. “Tối qua con bé đợi bố đến 11 giờ đêm, phần cho bố cốc sữa chua trong tủ lạnh. Thấy bố về, con mang ra mời bố ăn. Có hôm khác con phần cho bố cốc chè. Tôi rơi nước mắt vì con ngoan như vậy, sao thành người thừa trong lớp, trong xã hội?”.

Con không phải người thừa ảnh 5"Con ngoan như vậy, sao thành người thừa trong lớp, trong xã hội?” - anh Nam tự nhủ

Bắt tay vào khởi nghiệp, anh Nam biết mình sẽ còn nhiều khó khăn chờ đợi phía trước. Nhưng vì con gái, không muốn nhìn con quá thua kém bạn bè, anh không thể lùi bước. Anh và vợ đang nỗ lực làm điều gì đó cho con gái sau này. “Nhà trường và các tổ chức xã hội dù đứng về phía trẻ tự kỉ cũng không thể giúp các con có một tương lai an tâm và chắc chắn. Các con cần gia đình bên cạnh, cần cha mẹ thương yêu và giúp đỡ, đưa con bước đi từng bước. Giờ con gái đã giao tiếp rất tốt, tôi mong con đọc thông viết thạo, để con có thể giúp bố mẹ làm văn thư, thủ kho, hay đơn giản là có một công việc ổn định nuôi sống bản thân. Con không học được ở trường, bố sẽ dạy con ở trường đời” – anh Nam khẳng định.

TIN LIÊN QUAN
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.