Con nào là của cha?

(Ngày Nay) - Trong đằng đẵng cuộc sống vợ chồng, con cái luôn là một mối gắn kết đặc biệt, quan trọng cho hôn nhân cha mẹ. Đó là lộc Trời cho, là phúc đẳng hà sa, là nhiều thứ vời vợi định nghĩa cao cả hơn nữa…
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhưng đôi khi sự hiện hữu một bề của em bé gái xinh xắn cũng chưa chắc thỏa mãn được sự thèm khát con cái, bởi ích kỷ định kiến mang tên Con Trai.

Ẩn ức quí tử luôn đậm đặc tự ti như những con sóng ngầm dưới đáy sông trong nhiều gia đình, và ám ảnh những người cha. Đám bạn vô duyên thích mang chuyện đó ra kẻ cả bàn bạc xiên xỏ, vô tâm và ác ý.

Bạn tôi mới sinh cháu thứ 3, tất nhiên canh bạc vớt sau 6 năm chờ đợi đã là giai. Sự hồ hởi ra mặt của một gia đình dư dả nả là những thứ đồ chơi xa xỉ, quần áo xanh đỏ đắt tiền, họ hàng bạn bè tấp nập mang tới…

Tôi ghé thăm vợ con bạn thì hai chị của cháu co ro góc phòng khách, thấp thỏm mắt ầng ậng ngại ngùng, lễ phép hỏi :“Bác có mua đồ chơi cho con không hay chỉ em Tít thôi ạ?”.

Cô chị nói thêm “Mẹ đẻ em Tít xong ba cũng không có đưa chúng con đi ăn kem nữa bác à”.

Bỗng thấy mình có gì đó liên đới, có lỗi và cả vô tâm.

Ngày đón con đầu lòng, giường kế bên có sản phụ hơn 45 tuổi đẻ mổ đứa thứ 4. Bố chồng vào phòng hậu sản không chào hỏi ai, việc đầu tiên sỗ sàng kéo bỉm sờ “chim” cháu nội độc đinh, bốc điện thoại oang oang về quê :”Này, giỗ cụ năm nay nhà tôi đóng góp 3 suất đinh”.

Nhiều gia đình không có cháu trai thường cáo bận về quê việc giỗ, Tết.

Có lẽ nơi thể hiện rõ văn hóa “trọng nam” là nhà hộ sinh. Những ông bố sinh con trai hớn hở như trẻ con cầm cả xấp tiền đi chia “lộc” dọc hành lang bệnh viện. Những người cha con gái đầu lòng bê trễ uể oải ngay cả trong cách rót nước sôi pha sữa, một số khác cứ chiều xuống là mất tích khi đêm muộn trở về trông vợ sặc sụa mùi cồn…

Nhà văn Nguyễn Việt Hà đã từng mạnh dạn đánh giá cao về con gái trên một tạp chí dành cho đàn ông rằng, đối với những người đã từng vất vả làm cha, tất thảy đều rất tâm đắc với thành ngữ :”Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng”.

Và khi chới với để đầu tư cho tương lai, con cái được coi như một thứ của để dành. Tới lúc chân tay thì lẩy bẩy, mồm miệng thì móm mém chẳng trông vào ai dù rằng con cháu nhiều đứa thuộc làu làu chữ Hiếu nhưng còn ngần ngại lắm việc đổ bô nên bởi vậy không ít các cụ bi quan khôn sớm nhặt nhạnh gửi vào sổ tiết kiệm ... “trẻ cậy cha, già cậy ...tủ”. Không ít thằng con trai còn âm thầm điều tra chỗ cụ chôn vàng rồi lại âm thầm tìm mọi cách đưa cụ đi trại dưỡng lão tư thục mọc như nấm thời nay.

Trong cái thế hiểm nguy nhan nhản thập diện mai phục đó, chắc chắn với số đông các người cha thì con gái đầu lòng luôn là thứ đáng tin bậc nhất.

Và hình như trong việc cưới hỏi, hình như bố cô dâu lại thường là người bật khóc đầu tiên thời khắc tiễn con về nhà chồng. Có gì đó mâu thuẫn hay không?

Một câu nói AQ thường được các ông bố một bề trầm ngâm tâm sự rằng “Con nào chả là con” nhưng tôi luôn đặt dấu hỏi, Con nào là con của cha?

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.