1 Công chúa nước Việt duy nhất lấy 2 vua làm chồng là ai?
icon
Ngọc Bình
icon
Ngọc Hoa
icon
Ngọc Vạn
Giải thích Công chúa Ngọc Bình là người phụ nữ duy nhất của nước Việt từng lấy 2 vua làm chồng. Theo sách “Đời sống trong cung đình triều Nguyễn” và các tài liệu chính sử khác, hoàng hậu Ngọc Bình của nhà Tây Sơn từng lấy vua Nguyễn làm chồng. Đây là điều kỳ lạ trong lịch sử, bởi nhà Nguyễn và Tây Sơn vốn là 2 triều đại đối địch.
2 Bà là con gái của vị vua nào sau đây?
icon
Lê Dụ Tông
icon
Lê Hiển Tông
icon
Lê Thần Tông
Giải thích Công chúa Ngọc Bình tên đầy đủ là Lê Ngọc Bình, sinh năm 1783 là con út của vua Lê Hiển Tông (1717-1786) và Chiêu nghi Nguyễn Thị Điều và cũng là em gái công chúa Ngọc Hân. Ngọc Bình trở thành nàng công chúa, người phụ nữ có số phận lạ lùng bậc nhất trong sử Việt. Nói về bà, dân gian vẫn có câu: Số chi có số lạ lùng / con vua lại lấy 2 chồng làm vua. Vua Lê Hiển Tông là vị vua áp chót của nhà Hậu Lê, trị vì từ năm 1746 đến năm 1786.
3 Công chúa Ngọc Bình từng kết duyên với vị vua nào nhà Tây Sơn?
icon
Quang Đức
icon
Quang Toản
icon
Quang Trung
Giải thích Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, con trai là Quang Toản (con trai Quang Trung và hoàng hậu Bùi Thị Nhạn, người Bình Định) nối ngôi lúc mới 10 tuổi lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Năm Cảnh Thịnh thứ 3 (1795), sau khi được mai mối, Ngọc Bình kết duyên với Cảnh Thịnh Đế Nguyễn Quang Toản. Công chúa Ngọc Bình trở thành hậu cung của Cảnh Thịnh Đế, tuy nhiên theo Quốc sử di biên, có lẽ bà chỉ là phi tần chứ chưa phải là Hoàng hậu.
4 Ai là người đã làm mối Ngọc Bình với vua Cảnh Thịnh?
icon
Ngọc Dao
icon
Ngọc Hân
icon
Ngọc Khoa
Giải thích Do hoàng đế Cảnh Thịnh tuổi còn nhỏ (nối ngôi khi mới 10 tuổi), quyền lực triều Tây Sơn bị rơi vào tay nhóm quyền thần do Thái sư Bùi Đắc Tuyên (cậu ruột Quang Toản) đứng đầu. Vị Thái sư chuyên quyền, độc đoán nên trong hàng ngũ tướng sĩ Tây Sơn có nhiều người bất bình. Những quan nào theo Đắc Tuyên thì được ưu đãi, những quan nào ra mặt chống thì bị hại, đẩy ra làm quan xa. Đến năm 1795, sau khi Thái sư Tuyên bị dẹp, Lê Ngọc Hân (chị gái của Lê Ngọc Bình) đã làm mối Ngọc Bình cho Cảnh Thịnh, công chúa trở thành chính cung hoàng hậu nhà Tây Sơn khi vừa tròn 12 tuổi.
5 Sau khi trở thành hoàng hậu nhà Tây Sơn, mối quan hệ của Ngọc Hân - Ngọc Bình là gì?
icon
Chị - em
icon
Mẹ chồng - con dâu
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Bối cảnh lịch sử Việt Nam thế kỷ 18 khá rối ren, nước Đại Việt nằm dưới quyền cai trị tượng trưng của vua Lê - có danh mà không có quyền hành chính trị. Quyền lực thực sự nằm trong tay hai gia đình phong kiến, các chúa Trịnh ở phía bắc (Đàng Ngoài) kiểm soát nhà vua và điều khiển triều đình ở Thăng Long và các chúa Nguyễn ở phía nam (Đàng Trong). Từ giữa thế kỷ 18, người nông dân bần cùng đã đứng lên khởi nghĩa cả ở Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong. Trong đó có phong trào khởi nghĩa của anh em nhà Tây Sơn gồm Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ ở Bình Định. Sau khi đánh bại nhà Nguyễn ở Đàng Trong, năm 1786, với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh", Nguyễn Huệ (1753-1792) đã tiêu diệt chúa Trịnh rồi vào Thăng Long yết kiến vua Lê để dâng sổ sách quân dân tỏ ý tôn phò. Nguyễn Huệ được vua phong làm Nguyên súy dực chính phù vận, Uy quốc công rồi cho sánh duyên cùng công chúa Ngọc Hân, lúc này vừa tròn 16 tuổi. Hai năm sau, tại Huế, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu cung hoàng hậu. Họ có với nhau 2 con là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức. Năm 1792, Nguyễn Huệ đột ngột qua đời, con trai là Quang Toản (con trai Quang Trung và hoàng hậu Bùi Thị Nhạn, người Bình Định) nối ngôi lúc mới 10 tuổi lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Đến năm 1795, thái hậu Lê Ngọc Hân làm mối Ngọc Bình cho Quang Toản, công chúa trở thành chính cung hoàng hậu nhà Tây Sơn khi vừa tròn 12 tuổi. Cuộc hôn nhân giữa công chúa Ngọc Bình và hoàng đế Cảnh Thịnh đã đặt Ngọc Hân - Nguyễn Huệ; Ngọc Bình - Cảnh Thịnh vào mối quan hệ phức tạp. Ngọc Hân và Ngọc Bình vừa là chị em lại vừa là mẹ chồng nàng dâu. Vua Quang Trung với vua Cảnh Thịnh vừa là cha con vừa là anh em cọc chèo mà nhạc phụ của họ là hoàng đế Lê Hiển Tông.
6 Bà từng làm vợ của vị vua nào trong triều Nguyễn?
icon
Gia Long
icon
Minh Mạng
icon
Thiệu Trị
Giải thích Theo sách "Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn", hoàng hậu Lê Ngọc Bình ban đầu là vợ vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản), của nhà Tây Sơn, sau lấy vua Gia Long của triều Nguyễn.
7 Vì sao vua Gia Long lại lấy hoàng hậu nhà Tây Sơn?
icon
Vì yêu mến con người Ngọc Bình
icon
Vì muốn trả thù nhà Tây Sơn
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Tháng 5/1801, Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân, vua Quang Toản bỏ chạy ra Bắc Hà, Ngọc Bình và một số cung nữ bị kẹt lại Phú Xuân. Thấy hoàng hậu trẻ đẹp, ăn nói dịu dàng, dáng điệu thướt tha, Nguyễn Ánh muốn lấy làm vợ. Mặc các cận thần kịch liệt phản đối vì cho rằng "thiên hạ thiếu gì đàn bà mà lại lấy thừa vợ của giặc", vua Gia Long vẫn bỏ ngoài tai tất cả, ông trả lời bề tôi của mình rằng: "Tất cả giang sơn này, cái gì mà ta không lấy từ trong tay giặc, cứ gì một người đàn bà?".
8 Sau này, Ngọc Bình được vua Gia Long phong làm...?
icon
Hoàng hậu
icon
Phi
icon
Tần
Giải thích Trong khi đó, bộ sách Quốc sử di biên do Phan Thúc Trực soạn vào năm 1851-1852 có đoạn: Năm Nhâm Tuất, Gia Long năm đầu (1802)... Ngày 21 Canh Thân, Thế tổ (Gia Long) đến kinh thành Thăng Long, hào mục bắt anh em Nguyễn Quang Toản dâng lên vua... Dâng nộp bà phi Lê Ngọc Bình vào trong cung vua... Ngọc Bình, sau đó được vua Gia Long phong làm phi và sinh được hai hoàng tử cho nhà Nguyễn là Quảng Uy công Nguyễn Phúc Quân, Thường Tín công Nguyễn Phúc Cự và 2 công chúa là Mỹ Khê Ngọc Khuê và An Nghĩa Ngọc Ngôn.
9 Bà mất khi bao nhiêu tuổi?
icon
27 tuổi
icon
37 tuổi
icon
47 tuổi
Giải thích Bà mất năm 1810, khi tuổi đời còn khá trẻ (27 tuổi), được ban thụy là Cung Thận Đức phi, an táng tại làng Trúc Lâm.
10 Năm 2008, tẩm mộ của bà được cải táng về đâu?
icon
Đồi Mâm Xôi
icon
Đồi Thiên An
icon
Đồi Vọng Cảnh
Giải thích Năm 2008 tẩm mộ được cải táng về đồi Mâm Xôi, thuộc khu Đồng Chầm, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Huế.
(Ngày Nay) - Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
(Ngày Nay) - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất.