Củng cố vai trò giám sát của truyền thông

(Ngày Nay) - 900 đại biểu từ 90 quốc gia trên thế giới đã tham gia Ngày Tự do Báo chí Thế giới, diễn ra tại Accra, Ghana, vào ngày 2 và 3/5, do UNESCO và Chính phủ Ghana tổ chức.
Củng cố vai trò giám sát của truyền thông

Một trong những điểm nổi bật của sự kiện là Lễ trao giải thưởng Tự do báo chí của UNESCO / Guillermo Cano cho nhà báo ảnh Ai Cập Mahmoud Abou Zaid, hay còn gọi là Shawkan. Là một phóng viên ảnh tác nghiệp tại một cuộc biểu tình chống chính phủ tại Ai Cập năm 2013, Shawkan bị bắt giam và có nguy cơ tử hình.

Trong 2 ngày của sự kiện, các đại biểu tập trung thảo luận vai trò của báo chí như một cơ quan giám sát trong xã hội và đánh giá mối quan hệ giữa các phương tiện truyền thông, tư pháp và luật pháp.

Tại phiên khai mạc hội thảo, Nnenna Nwakanma, Giám đốc chính sách cao cấp tại World Wide Web Foundation, nhắc nhở những người tham gia về sự thay đổi lớn trong bối cảnh truyền thông từ năm 1991, khi Tuyên bố Windhoek về Tự do, Độc lập và Đa phương tiện đã dẫn đến việc thành lập Ngày Tự do Báo chí Thế giới. Vào thời điểm đó, Internet vẫn là một ẩn số đối với nhiều người, trong khi vào cuối năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, 50% thế giới sẽ tham gia trực tuyến.

Củng cố vai trò giám sát của truyền thông ảnh 1 Nhà báo ảnh Ai Cập Mahmoud Abou Zaid, hay còn gọi là Shawkan.

Trong phiên họp toàn thể thứ hai, các diễn giả thảo luận về những rủi ro mà các nhà báo điều tra gặp phải, đặc biệt là khi phát hiện ra tham nhũng và sơ suất chính trị. Stephanie Busari, biên tập viên kỹ thuật số châu Phi tại CNN, đã khắc họa vấn đề: “Bạn có thể giết chết bất cứ ai nhưng bạn không thể giết chết những câu chuyện.”

Phiên này cũng có sự tham gia của Jose Ugaz, cựu luật sư nhà nước Peru, Oluwatoyosi Ogunseye, người đứng đầu BBC World Service Tây Phi, Will Fitzgibbon của Hiệp hội điều tra Báo chí, Petra Caruana Dingli, nhà báo từ Malta, và Job Rabkin, biên tập viên điều tra tại Channel 4.

Trong bài phát biểu của mình, Rabkin đã thảo luận về cuộc điều tra bí mật của nhóm nghiên cứu về Cambridge Analytica, đã phơi bày các  chiêu trò "bẩn" của công ty phân tích dữ liệu nhằm ảnh hưởng đến kết quả bầu cử, kể cả trong cuộc bầu cử tổng thống của Hoa Kỳ. Rabkin nhắc nhở rằng công nghệ đang thay đổi quá nhanh và lan rộng đến nỗi luật pháp ở hầu hết các quốc gia tụt lại phía sau. "Điều đó có nghĩa rằng chúng ta -  báo chí thường là lá chắn cuối cùng của an ninh quốc gia", ông nói.

Kết thúc hội nghị, những người tham gia đã thông qua Tuyên bố Accra kêu gọi các nước thành viên của UNESCO đưa ra các cơ chế quốc gia dành riêng cho sự an toàn của các nhà báo...

Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.