Cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp thế nào mới đúng?

Việc cúng ông Công ông Táo dưới bếp là không đúng với phong tục cũng như các quy tắc thờ cúng từ nhiều đời nay của dân tộc.
Cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp thế nào mới đúng?

Sai lầm khi cúng ông Táo ở trong bếp (?!)

Người Việt tin rằng, đến ngày 23 tháng Chạp, Táo quân lại bay về trời trình báo với Ngọc Hoàng mọi việc xảy ra trong gia đình. Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa.

Liên quan đến phong tục này, một số ý kiến gần đây cho rằng, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình. Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, việc mọi người gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng.

Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.

Trả lời trên báo Tri Thức Trẻ, chuyên gia nghiên cứu tâm linh Nguyễn Văn Dương cho rằng, việc đưa ra ý kiến hướng dẫn cúng ông Táo như vậy là không đúng với phong tục cũng như các quy tắc thờ cúng từ nhiều đời nay của dân tộc.

"Thực tế là đúng ông Công là thần cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nhưng tất cả các vị này đều phải được thờ phụng ở trên bàn thờ chính của gia đình.

Không có ai đi đặt bát hương hay bàn thờ ở dưới bếp để thờ cúng các vị thần linh như ông Táo cả. Nói cúng ông Táo ở dưới bếp mới đúng như vậy là không hiểu văn hóa, tín ngưỡng, quan niệm dân gian từ nhiều đời nay của dân tộc Việt Nam", ông Dương cho biết.

Cũng theo ông Dương, trên bàn thờ các gia đình luôn có 3 bát hương và bát hương chính giữa bao giờ cũng đều dành để thờ các vị thờ thổ công, long mạch, táo quân, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.

Cùng với đó, hai bát hai bên mới là thờ các vị trong gia tiên, tiền tổ.

Nói về việc cúng dưới bếp, ông Dương cho biết: "Bếp không phải là chỗ để thờ cúng, bởi nơi đó là nơi đun nấu có nhiều uế tạp còn chỗ thờ cúng phải sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.

Mọi người nên giữ đúng truyền thống và nét đẹp trong cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp của cha ông ta đã truyền lại từ nhiều đời".

Còn chuyên gia Nguyễn Vĩnh Kiên cũng cho hay, nếu nói nên cúng ông Táo ở dưới bếp mới đúng thì cũng nên chuyển bàn thờ thần tài ở góc nhà xuống bếp để thờ.

"Tôi không hiểu ai lại khuyên người ta đưa ông Táo xuống bếp cúng. Điều đó là vô cùng sai lầm, đi ngược lại quy tắc thờ cúng mà cha ông ta vẫn thường làm vào mỗi dịp 23 tháng Chạp.
Cá nhân tôi cho rằng, nếu ai đó khuyên nên cúng ông Táo xuống bếp thì giả sử người đó cũng thờ bàn thờ thần tài ở góc nhà cũng nên chuyển xuống bếp.

Bởi, theo truyền thuyết, thì ông thần tài là một người chết ở xó bếp sau đó gia đình đó, thờ cúng gặp nhiều may mắn nên thờ và lâu dần thành thần tài", ông Kiên bày tỏ.

Có phải cúng trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp?

Người Việt Nam quan niệm Táo quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công, ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi.

Lễ cúng tiễn đưa ông Táo chầu Trời thường được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, hoặc sáng sớm ngày 23. Nếu gia chủ vì vướng bận công việc quan trọng thì cũng phải hoàn thành việc thờ cúng trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp để kịp giờ ông Táo lên Thiên đình. Nếu trưa, chiều 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa ông Táo về trời, e rằng ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ. Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.

Trả lời về vấn đề này, chuyên gia Nguyễn Vĩnh Kiên, cho biết "Chúng ta vẫn có thể cúng sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, thậm chí, do điều kiện thời gian, hoàn cảnh có thể cúng vào chiều, tối cũng không sao.

Nhưng ở đây, muốn khuyên mọi người nên chọn thời điểm tốt nhất để cúng lễ này. Theo quan niệm dân gian từ 11 giờ - 13 giờ là giờ Ngọ và đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời.

Nên thời điểm đẹp nhất vẫn là tối ngày 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp", ông Kiên nói.

Cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp thế nào mới đúng? ảnh 1

Nên cúng cá chép giấy hay cá chép thật?

Theo truyền thuyết, Táo quân cưỡi cá chép về chầu Ngọc Hoàng. Trong các món đồ cúng Táo quân có cá chép còn sống bơi trong chậu nước để ông Táo dùng làm phương tiện di chuyển về trời. Nhiều người quan niệm, ông Táo có thể cưỡi cá chép bay về trời được vì cá chép có thể hóa ra rồng bay lên mây, lên trời được.

Loài cá này được người miền Bắc lựa chọn có lẽ bởi nó là biểu tượng "vượt Vũ Môn hóa rồng" - biểu tượng của sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ đi tới thành công. Hơn thế nữa, cá chép cũng là con vật rất gần gũi trong đời sống tinh thần người Việt.

GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Việt Nam cho rằng, trong ngày 23 này, người dân có thể dùng cá chép thật hoặc cá chép giấy để cúng đều được.

Theo GS Thịnh, với các gia đình có điều kiện thì nên dùng cá chép thật để làm lễ và sau đó thả phóng sinh.

"Cá chép thật sau khi làm lễ được thả phóng sinh mang rất nhiều ý nghĩa. Ngoài việc để đưa ông Táo bay về trời theo quan niệm của dân gian thì tục lệ phóng sinh này còn mang tư tưởng của Phật giáo liên quan đến vấn đề môi trường rất sâu sắc", GS Thịnh nói.

Cùng với đó, theo GS Thịnh, việc sử dụng cá chép thật còn mang ý nghĩa tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân.

"Ở nhiều nơi, người ta nuôi cá chép phục vụ cho ngày 23 tháng Chạp thu về nguồn lợi rất lớn, tạo nhiều công ăn, việc làm nên việc dùng cá chép thật cũng mang ý nghĩa xã hội lớn", GS Thịnh chia sẻ.

Rút chân hương như thế nào cho đúng?

Đồng thời, khi chân nhang quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 1-3-5-7-9 chân (số lẻ). Những chân nhang đã nhổ cần đốt, thả tro xuống sông suối.

Bát nhang bỏ đi (ví dụ bát nhang của ban thờ vong) cần thả xuống sông suối (tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi uế tạp.

Nghiệm ra những người (gia chủ hay vì chức trách) xử lý không đúng với bát hương sẽ gặp sự không may.

Mỗi khi cầu cúng cần mở rộng cửa, thắp đèn trước (khởi động), rót nước, rót rượu (dương cầu âm), rồi thắp hương (phát sóng) và khấn cúng (kêu cầu). Chú ý thắp 3 hay 5 nén hương bởi 3, 5 là số lẻ, thuộc Dương mà Dương thờ Âm là hợp lẽ. Nếu thắp quá nhiều hương sẽ mở đường cho Thập loại chúng sinh đến, tạo ra sự lộn xộn, phiền toái cho Thần, Tổ tiên mình thỉnh cầu. Nhớ rằng khi thắp phải để hương cháy đều, dùng tay phẩy nhẹ cho tắt lửa, không thổi. Khi cắm hương cần cắm cho ngay ngắn mới có tác dụng dẫn lời thỉnh cầu tới đúng nơi cần đến. Đồng thời không cắm chồng các chân hương lên nhau nhằm tránh tạo ra những lớp thô (cũ) và thanh (mới) và phòng bốc hỏa.

Trường hợp bát hương tự nhiên bốc cháy, dân gian cho rằng báo “điềm” hoá âm là khi chân hương cháy âm ỉ từ trong ra rồi đổ ra xung quanh thường liên quan đến mồ mả, thờ cúng còn hoá dương là cháy từ trên xuống có liên quan đến nhà cửa, cuộc sống hằng ngày. Khi đó cần để hoá hết nhưng nhớ phòng hoả hoạn đừng dùng lửa dập tắt tránh “Thuỷ Hoả giao tranh“.

Nếu đang cầu cúng mà hương tắt cứ để thế mà châm lửa tiếp, đừng nhổ lên đốt lại bởi khi nhổ lên cắm lại thành hương thừa, mất gốc, cầu cúng mất linh nghiệm. Cổ nhân cho rằng, ngoài lý do hương kém phẩm thì cần phân biệt:

- Hương tắt phần trên là ở Thiên, liên quan đến nóc nhà, ban thờ…

- Hương tắt ở đoạn giữa là Nhân, liên quan đến thành viên gia đình;

- Hương tắt đoạn cuối nghĩ đến Địa, liên quan đến mồ mả, đất cát…

Trường hợp bạn muốn thay tro thì các bạn đốt rơm nếp lấy tro nhé, các bạn nhớ giữ lại cốt bát hương đừng có vứt đi đấy, vứt đi thì mất hết lộc.

Các bạn muốn thay bát hương mới thì để đầu xuân cúng tạ đất thì thay một thể, các bạn có thể nhờ thầy đến giúp, nếu còn cốt bát hương thì lấy lại, nếu không còn thì các bạn nhờ thầy viết cho. Tuy nhiên, cần mua bát hương sao cho phù hợp với ban thờ, đốt rơm nếp lấy tro và cho vào bát hương, dã gừng tươi hòa một chút nước lã (rượu trắng), lấy cành tre có lá nhỏ nhúng vào bát nước gừng sau đó vẩy vào bát hương để tẩy uế.

Vân Trang

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.