Cuộc đua ĐKXT đang vào kỳ nước rút, nhiều TS "tiến thoái lưỡng nan"

Trong “cuộc đua” đăng ký xét tuyển này này sẽ có một bộ phận thí sinh (TS) rải đều ở từng ngành mấp mé điểm chuẩn bị lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan” vào giờ chót, vì khi những TS điểm cao nhồi vào khiến số TS này văng ra nhưng không biết chạy qua trường nào vì thời hạn đã hết.
Cuộc đua ĐKXT đang vào kỳ nước rút, nhiều TS "tiến thoái lưỡng nan"

Cuối tuần qua, hàng loạt trường ĐH đã công bố điểm chuẩn dự kiến. Động thái này được các trường giải thích nhằm chốt sơ bộ số TS mấp mé ngưỡng điểm chuẩn trở lên để TS yên tâm, không thấp thỏm rút hồ sơ giờ cuối gây xáo trộn thêm tình hình xét tuyển của các trường. Tuy nhiên, các trường cũng cho biết không hẳn số TS đã chốt nghĩa là trúng tuyển, vì còn phụ thuộc rất lớn vào số TS có điểm cao có thể sẽ nộp vào giai đoạn cuối.

Cho đến giờ phút này, chỉ còn 3 ngày nữa, TS sẽ hết quyền nộp hoặc rút hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học. Thời điểm này, không ít TS đứng ngồi không yên với mức điểm chuẩn thay đổi liên tục. Người nhà và TS đến nộp hay rút hồ sơ đều trong trạng thái căng thẳng.

Cuộc đua ĐKXT đang vào kỳ nước rút, nhiều TS "tiến thoái lưỡng nan" - anh 1

TS điểm cao chót vót đợi phút chót mới nộp hồ sơ

Pháp Luật TP.HCM ngày 17/8 đưa tin, qua khảo sát sơ bộ của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, Tiến sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho biết, vẫn còn một lượng TS có điểm khá cao chưa nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT). Số TS này nếu nộp hồ sơ vào giờ chót ngày 19 hoặc 20-8 sẽ đẩy số TS có điểm ngang hoặc thậm chí cao hơn điểm chuẩn dự kiến mất cơ hội vào trường.

“Để đưa ra gợi ý lúc này cho TS phải làm gì vào giờ chót cũng hơi khó. Tuy nhiên, các TS điểm cao nên nộp hồ sơ sớm hơn để những TS điểm thấp hơn không bị chới với vào giờ chót” - ông Thông phân tích.

Nói về cuộc đua ĐKXT này, PGS-Tiến sĩ Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, ví von: “Chẳng khác nào một khách đặt cùng lúc bốn phòng (TS được đăng ký bốn nguyện vọng tại một trường) nhưng thực chất chỉ ở một phòng, khách đến sau bị dội ra vì không còn phòng trống”. Ông cho rằng nếu không lọc bớt số TS ảo có điểm cao sẽ rất khó chốt danh sách TS ĐKXT vào giờ chót.

Trong “cuộc đua” này sẽ có một bộ phận TS rải đều ở từng ngành mấp mé điểm chuẩn bị lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan” vào giờ chót, vì khi những TS điểm cao nhồi vào khiến số TS này văng ra nhưng không biết chạy qua trường nào vì thời hạn đã hết.

Sốt ruột nhìn điểm chuẩn đại học tăng cao chóng mặt

Học viện Báo chí và Tuyên truyền, điểm chuẩn chính thức đã được công bố sau khi trường này tổ chức thi năng khiếu. Theo đó, trong 7 chuyên ngành Báo chí, chuyên ngành Truyền hình lấy điểm cao nhất 21,5 điểm. Báo chí đa phương tiện và Báo in đều lấy mức điểm 21. Ngành Quay phim truyền hình lấy điểm thấp nhất 19 điểm. Giám đốc Học viện Trương Ngọc Nam công bố, trường lấy 435 chỉ tiêu cho 7 chuyên ngành báo chí. Trong số này đã có khoảng 30-40 TS đoạt giải quốc gia được tuyển thẳng. Học viện sẽ trả hồ sơ cho TS không trúng tuyển ngành Báo chí từ ngày 16 đến 20/8.

Thông tin từ Trường ĐH Luật Hà Nội cho biết, với hơn 3.600 hồ sơ nộp vào, trường đã đưa ra điểm chuẩn dự kiến tính đến hết ngày 14/8 như sau:

- Ngành Luật: khối A là 22,25; khối C là 25,75 và khối D1 là 15 điểm.

- Ngành Luật kinh tế: khối A là 24,5; khối C là 27,25 và khối D1 là 22,75.

- Ngành Luật thương mại quốc tế (tiếng Anh nhân hệ số 2): khối D1 là 24,5 điểm.

Trường ĐH Dược Hà Nội cũng cập nhật đến ngày 15-8, có 634 hồ sơ nộp vào trên tổng chỉ tiêu 550 sinh viên, trong đó có hơn 100 trường hợp thuộc diện xét tuyển thẳng, cử tuyển, ưu tiên xét tuyển… Nếu cắt đúng 550 TS xếp từ cao xuống thấp thì mức điểm chuẩn dừng lại ở 25,5 điểm.

Với trường ĐH Kinh tế quốc dân, ông Nguyễn Quang Dong, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, có sự biến động ở những ngành mà trước đó điểm chuẩn tạm thời xác định ở mức thấp như ngành kinh tế nông nghiệp tăng từ 21 lên 21,75 điểm. Ông Dong cũng dự báo mức điểm chuẩn tạm tính có thể tăng nhẹ khi xuất hiện những TS điểm cao nhưng chưa đủ để trúng tuyển vào những trường có điểm chuẩn rất cao như ĐH Y Hà Nội, ĐH Dược Hà Nội, sẽ chuyển hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường.

Bộ GD-ĐT yêu cầu hỗ trợ TS những ngày cuối

Chiều 16/8, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã có công điện khẩn gửi giám đốc các sở GD-ĐT, giám đốc, hiệu trưởng các trường ĐH-CĐ, học viện, viện trong cả nước yêu cầu tạo thuận lợi tối đa cho TS có đủ thông tin để đăng ký xét tuyển và thay đổi nguyện vọng.

Trong những ngày cuối của đợt tuyển sinh ĐH-CĐ nguyện vọng 1 (từ 17 đến 20-8), số lượng TS đến các trường để nộp, rút đăng ký xét tuyển có thể rất đông, do vậy, Bộ GD-ĐT đề nghị các đơn vị huy động đủ nhân lực, tập trung phương tiện kỹ thuật, tăng thời gian làm việc… để tiếp nhận đăng ký xét tuyển, rút đăng ký xét tuyển của TS.

Các trường chỉ đạo cán bộ tham gia công tác tuyển sinh chủ động phân loại, sắp xếp, quản lý hồ sơ ĐKXT của các TS có điểm thấp hơn mức điểm trong phạm vi chỉ tiêu tuyển sinh để việc rút hồ sơ đăng ký xét tuyển của các TS được thuận lợi, nhanh chóng.

Điểm chuẩn dự kiến một số trường phía Nam

- ĐH Luật TP.HCM: Xét tuyển theo tổ hợp “văn, sử, địa” hiện có hơn 804 TS ĐKXT với điểm 23 trở lên; tổ hợp “toán, lý, hóa” có 518 TS có điểm 22 trở lên; tổ hợp “toán, lý, tiếng Anh” có 271 TS có điểm 22 trở lên; tổ hợp “văn, toán, ngoại ngữ” có 380 TS có điểm 22 trở lên.

- ĐH Kinh tế TP.HCM: Đã có 5.625 TS nộp hồ sơ ĐKXT vào trường so với chỉ tiêu 4.400. Theo đó, trong số 15 ngành của trường (trừ ngành tiếng Anh thương mại) có khoảng 4.242 TS đạt 23 điểm trở lên. Nhà trường lưu ý điểm trúng tuyển vào trường là điểm chung cho các tổ hợp xét tuyển (A, A1, D1) và chung cho tất cả ngành, chuyên ngành (trừ chuyên ngành tiếng Anh thương mại). Riêng ngành tiếng Anh thương mại có 208 TS đạt từ 32 điểm trở lên (trong đó môn tiếng Anh nhân hệ số 2 và đã cộng điểm ưu tiên).

- ĐH Bách khoa TP.HCM: Tính đến ngày 16/8: Ngành trắc địa bản đồ, điện-điện tử là 24 điểm; nhóm ngành máy tính và công nghệ thông tin là 25 điểm; ngành kỹ thuật địa chất và dầu khí là 15 điểm...

- ĐH Ngoại thương cơ sở II tại TP.HCM: Công bố ngưỡng điểm an toàn ĐKXT vào trường đối với khối A01, D01 là 25 điểm; khối A00 là 26,5 điểm. Chỉ tiêu của trường là 900, nhà trường dự kiến gọi nhập học 990 sinh viên.

Các em có thời gian nửa tháng để tìm hiểu thông tin và giờ thông tin cũng đã khá đủ. Tôi khuyên các em nhanh chóng làm thủ tục ĐKXT hoặc thay đổi nguyện vọng ĐKXT, không nên để đến những ngày cuối cùng vì không có lợi cho các em.

PGS-Tiến sĩ MAI VĂN TRINH, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT)

Xem thêm:

- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Học sinh không phải chấp nhận rủi ro do đăng ký ban đầu

- Từ 15 đến 17 điểm các thí sinh nên xét tuyển vào trường nào?

Tuấn Minh (t/h)

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.