“Đã đến lúc chấp nhận Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân“

(Ngày Nay) - Theo SCMP, các cựu quan chức và chuyên gia chính trị Mỹ và Trung Quốc nhận định đã đến lúc tìm kiếm phương thức mới đối phó với các mối đe dọa của Triều Tiên - bằng cách chấp nhận thực tế đây là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
Triều Tiên phóng tên lửa. (Nguồn: SBS)
Triều Tiên phóng tên lửa. (Nguồn: SBS)
Theo các chuyên gia, chiến lược giải trừ vũ khí hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên suốt một thời gian dài của Mỹ và Trung Quốc đã chứng minh tính phi thực tế, trong khi Bình Nhưỡng vẫn nhanh chóng giành được những thành tựu vượt bậc trong việc phát triển năng lực hạt nhân.
Do đó, ngày càng nhiều ý kiến cho rằng, Washington và Bắc Kinh nên cùng hợp tác để chắc chắn Triều Tiên sẽ không sử dụng tới vũ khí hạt nhân, trong khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhiều lần khẳng định vũ khí hạt nhân là điều sống còn của chính quyền Bình Nhưỡng.
Ông Jie Dalei tới từ Trường Nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh cho rằng: "Việc công nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân không có nghĩa là đặt dấu chấm hết cho thế giới. Thực tế, trong những năm qua, Mỹ và Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với một Triều Tiên sở hữu năng lực hạt nhân. Dù lâu nay, Trung Quốc đặt ra 2 mục tiêu lớn trong chính sách đối ngoại với Triều Tiên là giải trừ hạt nhân và duy trì nền hòa bình, ổn định, song khi hai mục tiêu này không thể cùng song hành, thì đã đến lúc Trung Quốc cần cân nhắc lại chiến lược."
Cũng theo ông Jie, nếu như Mỹ và Trung Quốc không công nhận Triều Tiên là một quốc gia sở hữu hạt nhân hợp pháp, thì cũng là lúc Washington và Bắc Kinh chuyển dịch trọng tâm sang nâng cao năng lực phòng thủ.
Trong khi đó, chia sẻ với tờ The New York Times hồi tuần trước, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, bà Susan Rice cho rằng Mỹ có thể "chịu đựng" được vũ khí hạt nhân của Triều Tiên tương tự như việc nước này "chịu đựng" vũ khí hạt nhân của Liên Xô cũ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, cố vấn an ninh đương nhiệm của Mỹ là ông H.R. McMaster lại phản đối lời bình luận này của bà Rice. Theo ông McMaster, "Bà Rice đã sai bởi học thuyết phòng thủ cổ điển không thể áp dụng với một chính quyền như Triều Tiên hiện tại."
Giáo sư nghiên cứu các mối quan hệ quốc tế tại Đại học Pennsylvania, ông Arthur Waldron thì chia sẻ: "Sau những gì xảy ra ở Ukraine vào năm 2014, không có bất cứ quốc gia nào sở hữu vũ hí hạt nhân tuyên bố từ bỏ năng lực này. Cũng sẽ không có cuộc tấn công nào có thể loại bỏ toàn bộ tên lửa của Triều Tiên. Triều Tiên có diện tích hơn 120.000 km2, tương đương với nước Anh hoặc bang Pennsylvania của Mỹ, trong khi mọi vũ khí của Triều Tiên đều nằm dưới lòng đất, nên không thể tiến hành giải trừ vũ khí hạt nhân Triều Tiên. Do đó, trên phương diện ngoại giao, Mỹ cần phải công nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân."
Ông Wu Xinbo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải cũng đồng tình với nhận định của giáo sư Waldron. Theo ông Wu, Mỹ nên bằng lòng với chuyện Triều Tiên sở hữu hạt nhân và chú trọng tới việc thuyết phục Bình Nhưỡng đóng băng chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa. Cũng theo ông Wu, mục tiêu cuối cùng của Washington là lật đổ chính quyền Bình Nhưỡng và đây chính là nguồn cơn khiến Trung Quốc cảm thấy bất an dẫn tới việc từ bỏ ý định gia tăng thêm áp lực với Triều Tiên.
Ông Wu cũng nhấn mạnh việc Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đề xuất kế hoạch "đóng băng kép" trong đó, Bình Nhưỡng cho dừng các hoạt động thử nghiệm hạt nhân và tên lửa để đổi lại Mỹ - Hàn ngừng tập trận chung, đã cho thấy bước dịch chuyển trong chính sách buộc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh.
Ông Yue Gang, Thượng tá nghỉ hưu thuộc Bộ Tổng Tham mưu quân đội Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh đã âm thầm thay đổi mục tiêu chính sách với Bình Nhưỡng./.
Theo Vietnamplus
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.