Đại dịch COVID-19 làm chậm quá trình phát triển của trẻ 5 tuổi

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu, trẻ 5 tuổi có ít cơ hội tương tác với người khác vào giai đoạn cần tích lũy các kỹ năng xã hội, trong khi trẻ 3 tuổi có nhiều thời gian tương tác với bố mẹ đang làm việc tại nhà.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Một công trình nghiên cứu khoa học tại Nhật Bản mới đây cho thấy tác động của đại dịch COVID-19 khiến sự phát triển của trẻ 5 tuổi bị chậm trung bình 4,39 tháng.

Nhóm các nhà nghiên cứu - chủ yếu đến từ Đại học Kyoto và Đại học Tsukuba - đã kiểm tra tình trạng phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở một thành phố thuộc khu vực đô thị Tokyo.

Kết quả đã được công bố trên bản điện tử của Tạp chí Nhi khoa JAMA, một tạp chí y khoa của Hiệp hội Y khoa Mỹ.

Trong nghiên cứu, các giáo viên tại các trường mầm non đã đánh giá về tình trạng phát triển trí tuệ của 447 trẻ 1 tuổi, 440 trẻ 3 tuổi tại tất cả các nhà trẻ đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia tại khu vực được điều tra trong hai giai đoạn: Giai đoạn 2017-2019 và giai đoạn sau đó 2 năm.

Để đánh giá tình trạng phát triển của trẻ trong 8 lĩnh vực, nhóm nghiên cứu đã yêu cầu các giáo viên đánh giá khả năng trẻ có thể thực hiện 130 kiểu hành động.

Kết quả, những trẻ trong độ tuổi từ 3-5 trong thời kỳ đại dịch COVID-19 có dấu hiệu phát triển chậm hơn 4,39 tháng so với bình thường.

Các nhà khoa học cho biết nguyên nhân của sự chậm phát triển có thể là do giảm tương tác với người khác, chủ yếu vì các nhà trẻ bị đóng cửa trong thời điểm xảy ra đại dịch COVID-19.

Mức độ chậm đặc biệt rõ trong các hành động liên quan đến kỷ luật (chậm 6,41 tháng) và giao tiếp (chậm 5,69 tháng).

Tuy nhiên, trẻ trong độ tuổi từ 1-3 trong thời kỳ đại dịch không có dấu hiệu phát triển chậm hơn bình thường.

Thậm chí, nhóm này có khả năng hiểu được một số khái niệm trừu tượng như giao tiếp với người lớn và phân biệt tình trạng đồ sạch với đồ bẩn nhanh hơn bình thường, lần lượt là 3 và 3,79 tháng.

Thành viên của nhóm nghiên cứu, Phó Giáo sư Koryo Sato của Trường Đại học Kyoto nhận định kết quả này có thể chỉ ra rằng “trẻ 5 tuổi có ít cơ hội tương tác với người khác vào giai đoạn các bé cần tích lũy các kỹ năng xã hội, trong khi trẻ 3 tuổi có nhiều thời gian tương tác hơn với bố mẹ đang thực hiện chế độ làm việc từ xa.”

Nhà khoa học Sato cho rằng cần phải tăng cường giúp đỡ những trẻ có quá trình phát triển trí tuệ bị chậm lại do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, điều chỉnh môi trường nuôi dạy trẻ phù hợp với tình trạng của các trẻ nói trên, đồng thời vẫn chú trọng đến việc phòng ngừa mắc COVID-19.

Cầu Phong Châu nối 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao (Phú Thọ) bị sập 2 nhịp do bão lũ. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN
Bổ sung vốn để xây cầu Phong Châu mới
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1389/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.
Nhà cửa và ruộng lúa ở thị trấn Buguey, tỉnh Cagayan chìm trong biển nước. Ảnh: Getty Images
Philippines chao đảo khi 5 cơn bão lớn tấn công chỉ trong 3 tuần
(Ngày Nay) - Tuần trước, bão Yinxing đã xé toạc 1/4 mái nhà của bà Diana Moraleda tại thị trấn Appari, tỉnh Cagayan, miền Bắc Philippines. Lỗ thủng trên mái nhà vẫn còn đó khi bão Toraji gây mưa lớn vào cuối tuần và bão Usagi đổ bộ vào đất liền vào tối ngày 14/11.
Chuẩn bị tiêm vaccine phòng cúm. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
(Ngày Nay) - Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng ghi nhận trẻ mắc sốt xuất huyết nhập viện gia tăng.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
(Ngày Nay) - Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.