'Đại học là học đại' - vòng kim cô xiết chặt tương lai đất nước

'Đại học là học đại' là câu nói vui của nhiều người, nhưng suy ngẫm lại thì thấy đây là sự thật đang diễn ra hàng ngày trên giảng đường đại học Việt Nam.
'Đại học là học đại' - vòng kim cô xiết chặt tương lai đất nước

Những tài năng “trên trời”

Là một nhà tuyển dụng, tôi ngỡ ngàng với năng lực thực tế của các bạn sinh viên mới tốt nghiệp. Bên cạnh một số ít ứng viên xuất sắc, là một tỷ lệ rất đông những hồ sơ không-biết-phải-nhận-xét-thế-nào. Có rất nhiều ảo tưởng, có rất nhiều mơ hồ, có rất nhiều tự ti và cũng không ít những sự thất vọng khó nói hết thành lời.

Một hiện thực dễ thấy là sự thụ động của phần đông các bạn sinh viên. Nhiều người có bằng giỏi, nhưng lại gửi kèm với những bản CV viết không thể cẩu thả hơn. Những câu trả lời ngô nghê; Có những bạn bằng khá thì lại trễ hẹn phỏng vấn, sự thiếu kinh nghiệm còn gói bọc qua loa trong những lời nói dối vụng về....

Có lẽ, cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ không-làm-được-việc để định rõ trách nhiệm giữa ngành lao động và ngành giáo dục; hơn là một sự nhập nhèm trong những con số như hiện nay.

Trên khắp mặt báo đầy rẩy các tin như: Thủ khoa kép (đầu vào - đầu ra) vẫn thất nghiệp hay thạc sỹ, cử nhân đua nhau đi học... trung cấp. Thoạt nghe có vẻ chua chát, có vẻ thêm một cái cớ để người ta đổ lỗi cho ngành giáo dục. Tuy nhiên, chúng ta nên nhìn nhận đây như những tín hiệu vô cùng đáng mừng cho đất nước, một sự đổi thay lớn đang đến gần.

Những tín hiệu này cho thấy sự khắc nghiệt của thị trường lao động đang và sẽ thực hiện sứ mệnh tự sửa chữa và điều chỉnh lại những lỗ hổng chất lượng đào tạo của ngành giáo dục, như một liều kháng sinh cần thiết.

Cuộc đua nhà nhà vào đại học, và phong trào phổ cập thạc sỹ, tiến sỹ tràn lan sớm muộn cũng sẽ phải đến hồi kết. Sự thần tượng mù quáng về bằng cấp, danh hiệu... của đại đa số học sinh-sinh viên và gia đình các em cần phải bị sụp đổ mới có chỗ cho những đổi thay cần phải có.

'Đại học là học đại' - vòng kim cô xiết chặt tương lai đất nước ảnh 1

"Dưới vai trò của một nhà tuyển dụng, tôi ngỡ ngàng với năng lực thực tế của các bạn sinh viên mới tốt nghiệp". Ảnh minh họa

Đầu tư sự nghiệp theo… số đông?

Với tôi và nhiều người, đi học ngoài chuyện là cuộc hành trình đi tìm kiến thức, đi tìm tự do, luôn luôn là một cuộc đầu tư cần tính toán kỹ nhất trong cuộc đời. Trong đó tâm huyết, thời gian, tiền bạc và trí lực của người học và gia đình là dòng vốn. Ngành học là các danh mục đầu tư (portfolio), và chất lượng cuộc sống của bản thân người học sau khi tốt nghiệp là các tiềm năng về lợi nhuận.

Tuy nhiên, nhiều gia đình Việt Nam hình như không nghĩ vậy. Tập quán đầu tư theo "hiệu ứng đám đông" của các bậc phụ huynh và các bạn học sinh đang làm cho cán cân lao động của Việt Nam ngày càng mất đi sự cân bằng cần thiết cho một nền kinh tế khoẻ mạnh.

Đã có thời toàn dân đổ xô cho con đi học IT như thể ngày mai nước ta ngay lập tức thành một thung lũng Silicon thứ hai. Dòng thác chứng khoán - ngân hàng cũng làm người ta mơ tưởng đến những Wall Street Việt chưa bao giờ tới.

Cái vòng luẩn quẩn "đại học là học đại" như vòng kim cô xiết hẹp dần lại tương lai của không chỉ nhiều bạn trẻ mà còn của đất nước. Bằng tốt nghiệp dù có là hạng gì, ở trường nào, cũng chỉ dừng lại ở chức năng xác nhận đã hoàn thành một khoá học ở một trường học nào đó. Nó hoàn toàn không phải là tấm vé đảm bảo bạn sẽ có một chỗ đứng như mong muốn trong đội quân lao động, càng không có vai trò như một bảo chứng cho sự thành công trong đường đời.

Những người trẻ thường có thói quen ngủ hơi lâu và hơi sâu trên những thành công ban đầu. Họ quên mất thành công luôn được xếp xen kẽ với thử thách mới, tịnh tiến theo hướng khắc nghiệt hơn. Nhiều bạn trẻ bồng bềnh trên những nhầm tưởng, cho đến khi họ đón nhận những thất bại đầu tiên sau cánh cổng của trường đại học khi mang hồ sơ đi xin việc. Khi ấy họ mới hiểu, cuộc đời không giống giảng đường.

Nếu như không kiến tạo đủ việc làm là lỗi vĩ mô, thì không đủ năng lực làm việc lại là quả đắng chung của "những nhà trường dạy kiến thức 60 năm trước" và bản thân những cá nhân dại khờ tin tưởng "học trên trường" là đủ.

Đất nước vừa đón nhận một vị Bộ trưởng Giáo dục mới, và rất may mắn vì tân Bộ trưởng không nhận mình là "tư lệnh", không coi "giáo dục là trận đánh lớn".

Người dân đã quá mệt mỏi với những "trận đánh liên miên trong giáo dục" suốt mấy chục năm qua, họ đang cần một nền giáo dục hiệu quả, để con em họ rời khỏi đó là có thể tự tin mưu sinh trong cuộc sống ngày càng cạnh tranh khốc liệt.

Thời đại "Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ..." dù muốn hay không cũng sẽ phải sớm chấm dứt để trở về đúng quy luật để trở về thành đấu trường lành mạnh nhưng khắc nghiệt của năng lực đích thực.

Hoàng Huy

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?