Đại sứ Đặng Hoàng Giang: "Cần lan tỏa Văn hóa Hòa bình của Việt Nam cho thế hệ tương lai"

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong dịp cuối năm 2023 vừa qua, đoàn công tác của Tạp chí Ngày Nay - Cơ quan ngôn luận của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam (VFUA), do bà Nguyễn Lệ Hằng, ủy viên Ban chấp hành VFUA, Thư ký Tòa soạn Tạp chí dẫn dầu đã có chuyến thăm đến văn phòng Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (New York, Mỹ). 
Đại sứ Đặng Hoàng Giang và Tổng Thư ký Liên Hợp quốc António Guterres
Đại sứ Đặng Hoàng Giang và Tổng Thư ký Liên Hợp quốc António Guterres

Trong khuôn khổ buổi làm việc, phóng viên Tạp chí Ngày Nay đã đặt câu hỏi cho Đại sứ Đặng Hoàng Giang về vai trò của thế hệ tương lai trong việc thực hiện những sứ mệnh toàn cầu của Liên hợp quốc (LHQ).

Đại sứ nhận định thế nào về vai trò của thế hệ trẻ trong việc theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của LHQ?

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: LHQ hiện nay rất quan tâm đến thế hệ trẻ và Đại hội đồng LHQ đang trong giai đoạn đưa ra những đề xuất cho Tuyên bố về Thế hệ tương lai (Declaration for Future Generations - DoFG). Trong gần hai năm qua, các quốc gia thành viên LHQ đã có cơ hội thảo luận về ý tưởng Tuyên bố và các cải cách liên quan dưới sự bảo trợ của Chủ tịch Đại hội đồng, tạo điều kiện cho một loạt các cuộc thảo luận về chủ đề này. Các cuộc đàm phán về Tuyên bố dự kiến sẽ được tiến hành vào năm 2023-2024 trước Hội nghị thượng đỉnh Tương lai (Summit for the Future).

Về tổ chức LHQ, đây là trung tâm trí tuệ của thế giới, nơi quy tụ tinh hoa và những chuyên gia giỏi nhất thế giới. Bộ máy nghiên cứu đồ sộ của LHQ có thể phát hiện ra vấn đề rất nhanh, những xu hướng cũng như các vấn đề nổi cộm như Trí tuệ Nhân tạo (AI), hay biến đổi khí hậu trên thực tế đã được đề cập đến từ chục năm trước. LHQ đã đặt ra tầm nhìn chiến lược, những chương trình nghị sự cho tương lai rất tham vọng, đòi hỏi tất cả chung tay giải quyết vì mục đích chung.

Dù vậy, việc thực thi lại diễn ra khá chậm bởi cần sự đồng thuận của 193 nước thành viên. Riêng về các SDG, mới chỉ có 15% các mục tiêu đang được thực hiện đúng lộ trình đến 2030, trong khi còn nhiều mục tiêu khác bị đảo ngược, thụt lùi so với vạch xuất phát năm 2015 bởi ảnh hưởng nặng nề của hai năm đại dịch toàn cầu, chiến tranh xung đột, hao phí nguồn lực… Hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo đói, suy dinh dưỡng gia tăng, nhu cầu hỗ trợ nhân đạo tăng cao và tác động của biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, dẫn đến sự mất lòng tin và chủ nghĩa vị kỷ, đoàn kết quốc tế suy yếu, hợp tác đa phương và toàn cầu gặp rất nhiều thách thức.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: "Cần lan tỏa Văn hóa Hòa bình của Việt Nam cho thế hệ tương lai" ảnh 1

Các mục tiêu phát triển bền vững theo Liên Hợp Quốc.

Trước tình hình hiện tại, thế hệ trẻ đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy những chương trình nghị sự. Tổng Thư ký LHQ António Guterres từng nhận định, thanh niên chính là nguồn lực khổng lồ của sự đổi mới, ý tưởng và giải pháp, là nhân tố tạo ra những thay đổi cần thiết trong lĩnh vực công nghệ, hành động bảo vệ khí hậu, sự công bằng xã hội. Phải nhấn mạnh rằng, Tổng Thư ký rất chú trọng thúc đẩy đối thoại với thanh niên. Bản thân ông cũng như các chuyên gia của LHQ đều cho rằng cách nhìn nhận vấn đề, cách tư duy và tiếp cận của thanh niên rất mới. Chính các bạn là lực lượng nòng cốt kế cận có thể góp phần tích cực vào việc hoàn thành sứ mệnh chung, xây dựng những chính sách toàn cầu.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: "Cần lan tỏa Văn hóa Hòa bình của Việt Nam cho thế hệ tương lai" ảnh 2

Đại sứ Đặng Hoàng Giang điều hành phiên họp khi Việt Nam đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77.

Theo Đại sứ, thế hệ trẻ Việt Nam đang đóng góp như thế nào vào các nỗ lực chung của LHQ?

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Tôi nhận thấy các bạn trẻ Việt Nam đang dần quan tâm nhiều hơn đến các công việc của LHQ, thông qua nhiều hình thức sáng tạo và mới mẻ.

Tôi từng được chứng kiến những Hội nghị Mô phỏng LHQ (UN Model), nơi mà giới trẻ nhập vai những chính trị gia, các đại biểu sẽ được đại diện cho đất nước của mình tại các phiên họp cấp cao của LHQ, cùng nhau bàn luận với các quốc gia khác nhằm đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho từng vấn đề quốc tế mang tính thời sự. Thông qua các mô hình, các bạn có thể thử sức giải quyết tranh chấp theo hướng hòa bình, không vũ lực.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: "Cần lan tỏa Văn hóa Hòa bình của Việt Nam cho thế hệ tương lai" ảnh 3
Đại sứ Đặng Hoàng Giang: "Cần lan tỏa Văn hóa Hòa bình của Việt Nam cho thế hệ tương lai" ảnh 4

Ảnh: International Viet Nam Model United Nations - IVMUN

Không nhất thiết cứ phải được chọn sang tham dự một diễn đàn tại trụ sở LHQ ở New York thì mới là đóng góp. Chỉ cần các bạn làm tốt phần của cá nhân trong những vấn đề như bảo vệ môi trường, đảm bảo bình đẳng giới… cũng như lan tỏa thông điệp chung từ LHQ đã chính là một sự chung tay thiết thực.

Tuy nhiên, tôi cho rằng đóng góp của thanh niên Việt Nam còn nhiều hạn chế. Cần có nhiều hơn những sáng kiến để kéo gần khoảng cách giữa người trẻ và những diễn đàn lớn mang tính toàn cầu. Những kênh tiếp cận người trẻ thì cần mang tính chính thống, truyền tải đúng lập trường và đường hướng của Việt Nam.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: "Cần lan tỏa Văn hóa Hòa bình của Việt Nam cho thế hệ tương lai" ảnh 5

Đại sứ Đặng Hoàng Giang chụp ảnh lưu niệm cùng đoàn công tác Tạp chí Ngày Nay.

Trong năm 2024, VFUA dự định sẽ tổ chức Diễn đàn Thanh niên nhằm tăng cường đối thoại với người trẻ, nâng cao nhận thức về các hoạt động của phong trào UNESCO phi chính phủ. Theo Đại sứ, những vấn đề nào nên được đưa vào diễn đàn dành cho thế hệ trẻ?

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Trước tiên cần tìm chủ đề xoay quanh những mảng hoạt động của UNESCO, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ.

Xét mảng Khoa học công nghệ, thì những chủ đề mang tính “trendy” (hợp thời) thu hút thanh niên hiện nay chắc chắn phải nhắc đến trí tuệ nhân tạo hay chuyển đổi số. Đây là xu hướng lớn của thế giới, hấp dẫn đối với giới trẻ toàn cầu và trong khu vực chứ không riêng gì Việt Nam. Giữ vai trò là những nhà sáng tạo, người sử dụng công nghệ và người thúc đẩy công nghệ phát triển, thế hệ trẻ nắm giữ vai trò quan trọng trong việc đặt chuyển đổi số và sáng tạo vào trung tâm của các hoạt động nhằm đẩy nhanh tiến độ của các SDG. Công nghệ cũng là lĩnh vực mà thanh niên có khả năng nắm bắt được rất nhanh so với thế hệ đi trước.

Sau đó là Văn hóa, cần chú trọng phổ biến Văn hóa Hòa bình của Việt Nam cho thế hệ tương lai. Nhìn những gì đang xảy ra trên thế giới, những cuộc xung đột vũ trang hoàn toàn có thể biến một quốc gia hay một khu vực quay trở về thời kỳ đồ đá, với vô số thương vong, hàng ngàn di sản, trường học, bệnh viện bị phá hủy… Với tư cách một thành viên tích cực và có trách nhiệm của LHQ và cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẵn sàng tham gia các nỗ lực thúc đẩy đối thoại, tìm kiếm một giải pháp hòa bình, lâu dài và bền vững cho mọi xung đột. Từ việc kêu gọi các quốc gia ký và phê chuẩn Hiệp ước phi vũ khí hạt nhân (TPNW) cũng như tuân thủ đầy đủ Công ước Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Đây là điều mà thế hệ tương lai cần nắm vững và thấm nhuần, rằng hòa bình là điều kiện tiên quyết để phát triển.

Xin cảm ơn Đại sứ!

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.