Đạo diễn ‘Hai Phượng’ tái gia nhập cuộc chơi phim kinh dị

0:00 / 0:00
0:00
Đạo diễn Lê Văn Kiệt sẽ trở lại với phim “Bóng đè” sau 3 năm thực hiện bom tấn hành động “Hai Phượng” với Ngô Thanh Vân. 5 gương mặt trẻ được tài trợ 1 tỷ đồng để làm phim kinh dị.
'Bóng đè' của đạo diễn Lê Văn Kiệt tham gia cuộc đua phim kinh dị năm 2021. (Ảnh: Nhà phát hành)
'Bóng đè' của đạo diễn Lê Văn Kiệt tham gia cuộc đua phim kinh dị năm 2021. (Ảnh: Nhà phát hành)

Bên cạnh các phim kinh dị “Thiên thần hộ mệnh” của Victor Vũ, “Rừng thế mạng” (đổi tên từ “Tà Năng-Phan Dũng”), “Bóng đè” sẽ là bộ phim cùng thể loại tiếp theo sẽ ra mắt khán giả trong năm 2021.

“Bóng đè” là dự án phim kinh dị thứ hai của đạo diễn Lê Văn Kiệt. Trước đó, ông từng thực hiện “Hai Phượng” (hành động, kịch tính, 2019) và “Ngôi nhà trong hẻm” (kinh dị, 2012), cả hai đều có sự góp mặt của Ngô Thanh Vân trong vai chính.

Ra mắt đúng dịp ngày lễ tình yêu, “Ngôi nhà trong hẻm” từng gây chú ý khi doanh thu ngày đầu công chiếu đạt 2,4 tỷ đồng, doanh thu sau một tuần đạt 10 tỷ đồng.

Đối với dự án mới này, đoàn làm phim chưa tiết lộ nội dung cụ thể, khán giả tạm biết phim sẽ khai thác hiện tượng bóng đè và diễn viên nhí Mai Cát Vị (từng đóng trong “Hai Phượng,” “Tiệm ăn dì ghẻ," “Song Lang”) sẽ đóng vai trò quan trọng.

Bóng đè (sleep paralysis) là hiện tượng liệt thân xảy ra khi ngủ. Người mắc chứng bóng đè sẽ tỉnh táo hoàn toàn nhưng không thể cử động chân tay, giống như bị một khối vô hình đè lên người.

Từng trải nghiệm khi còn nhỏ, đạo diễn Lê Văn Kiệt chia sẻ ông rất hứng thú với hiện tượng bóng đè và có thể khai thác nó ở bất cứ thể loại nào, dù là chính kịch hay kinh dị.

Trong những năm gần đây, Việt Nam không có nhiều phim kinh dị gây chú ý. Năm 2018 có 3 phim kinh dị và không phim nào để lại ấn tượng tốt.

Năm 2019 có “Lật Mặt 4: Nhà có khách” của Lý Hải thu về 120 tỷ đồng, nhưng là phim kinh dị pha trộn với hài. Hai phim thuần kinh dị “Thất sơn tâm linh” và “Bắc Kim Thang” đạt doanh thu tầm trung.

Cụ thể “Thất Sơn tâm linh” thu về 47 tỷ đồng khi dựa vào câu chuyện có thật về kẻ giết người hàng loạt, có yếu tố bùa ngải, tâm linh ở Đồng Tháp năm 2000.

“Bắc Kim Thang” có doanh thu 40 tỷ đồng, khai thác cuộc sống của gia đình miền Tây nặng nề hủ tục nhưng mang nhiều ý nghĩa nhân văn.

Năm 2020 là một năm không may mắn với dòng phim kinh dị của Việt Nam, một phần là do dịch COVID-19. “Bằng chứng vô hình” (bản Việt hóa của phim Hàn Quốc “Nhân chứng mù”) tốt nhưng chưa thực sự xuất sắc, không có yếu tố ngôi sao lớn, chỉ thu 7,5 tỷ đồng; “Thang máy” của đạo diễn Mỹ, thực hiện tại Việt Nam trở thành thảm họa với nội dung cũ kỹ và nhiều điểm thiếu logic.

5 tài năng trẻ nhận 1 tỷ đồng để làm phim kinh dị

Sau cuộc thi "Săn tìm đạo diễn phim kinh dị" do Lotte Entertainment Việt Nam, Anh Tễu Studio, SATE, Xine House và HK Film phối hợp tổ chức, 5 dự án phim kinh dị đã được trao thưởng.

Ban giám khảo gồm đạo diễn Nguyễn Quang Dũng (“Tiệc trăng máu”), đạo diễn độc lập Lê Bình Giang (phim “KFC”), biên kịch Trần Khánh Hoàng (“Võ sinh đại chiến”) và các đạo diễn, nhà sản xuất, đại diện các đơn vị tổ chức.

Các dự án “Tiếng âm thầm” của Lưu Nguyệt Đan Thanh, “Đường về nhà của người hộ tang” của Đỗ Quốc Trung, “Hồng y oán” của Châu Trần, “Ma da” của Nguyễn Hữu Quốc Tuấn, “Freak show” của Lê Phương, Nguyễn Phước Hiếu, đều nhận 200 triệu đồng mỗi dự án để phát triển thành phim ngắn.

5 dự án trên được nhận xét là có triển vọng, đồng thời sử dụng tốt nhiều yếu tố phổ biến trong đời sống người Việt hoặc có yếu tố văn hóa dân gian Việt như: tình trạng triều cường, ngập lụt tại Sài Gòn, sự tích Sọ Dừa, ông Ba Bị…

Những diễn biến này được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng cho dòng phim kinh dị tại Việt Nam.

Theo Vietnamplus
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.