Đặt mục tiêu đến năm 2025 giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) giai đoạn 2021 – 2025 vừa được Chính phủ ban hành tại Nghị quyết số 19/NQ-CP giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người; tăng số người được khám hàng năm về bệnh nghề nghiệp.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021 – 2025 được triển khai trên toàn quốc đến tất cả ngành nghề, người làm công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ, người sử dụng lao động và người lao động; ưu tiên các ngành, nghề, công việc có nguy cơ cao về tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN), khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã và làng nghề. Với mục tiêu chăm lo cải thiện điều kiện làm việc; phòng ngừa TNLĐ và bệnh nghề nghiệp BNN, chăm sóc sức khoẻ người lao động; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Trung bình hằng năm, giảm 4% tần suất TNLĐ chết người; Trung bình hằng năm tăng thêm 5% số người lao động được khám BNN; 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động; Trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ cấp quận, huyện và trong các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được tập huấn nâng cao năng lực về ATVSLĐ; Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ được huấn luyện về ATVSLĐ; 80% số người làm công tác ATVSLĐ được huấn luyện về ATVSLĐ; Trên 80% số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về ATVSLĐ.

Bên cạnh đó, trên 80% số làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN được tiếp cận thông tin phù hợp về ATVSLĐ; Trên 80% người bị TNLĐ, BNN được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật; 100% số vụ TNLĐ chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Chương trình cũng đề ra những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp để thực hiện hiệu quả mục tiêu đề ra. Cụ thể: Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát, cung cấp dịch vụ công về ATVSLĐ lao động: Rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật ATVSLĐ; các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ATVSLĐ; tiêu chuẩn chẩn đoán, giám định BNN và hướng dẫn điều trị các BNN; Nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội về TNLĐ, BNN; Xây dựng bổ sung danh mục BNN trong tình hình mới (tiêu chuẩn chẩn đoán và giám định); Xây dựng và hoàn thiện phương pháp xác định nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, gắn với các chỉ tiêu đánh giá điều kiện lao động trong xu thế hội nhập quốc tế; Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực cho các hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác ATVSLĐ; Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù an toàn lao động; quan trắc môi trường lao động; chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị TNLĐ, BNN.

Tăng cường thông tin, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức về ATVSLĐ. Tiếp tục đổi mới nội dung và đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền, nâng cao hiệu quả Tháng hành động ATVSLĐ; Tiếp tục hoàn thiện chương trình, tài liệu huấn luyện; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức huấn luyện về ATVSLĐ; Hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động, ưu tiên người làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động…

Cùng với đó, đẩy mạnh nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ cải thiện điều kiện lao động, phòng chống TNLĐ, BNN. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về ATVSLĐ; hỗ trợ triển khai mô hình các giải pháp kỹ thuật an toàn để phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN (khai thác và chế biến khoáng sản, luyện kim, hóa chất, xây dựng và một số ngành, nghề khác); Từng bước nghiên cứu, đề xuất triển khai xây dựng phòng thử nghiệm trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, máy, thiết bị, công cụ, dụng cụ an toàn lao động đạt chuẩn quốc gia…

Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm vận động nguồn lực hỗ trợ đối với công tác ATVSLĐ; Mở rộng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực hiện công tác ATVSLĐ với quốc tế, đặc biệt là các quốc gia thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam A (ASEAN); Tiếp tục thực hiện các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế về ATVSLĐ mà Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập.

Tăng cường quản lý, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, giữa các cơ quan có liên quan, các tổ chức chính trị, xã hội, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ trong triển khai thực hiện các mục tiêu của Chương trình; Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các quốc gia tham gia và đóng góp nguồn lực, kinh nghiệm để thực hiện Chương trình; Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thực hiện Chương trình; phối hợp, lồng ghép nguồn lực của Chương trình với các nguồn lực hiện có (nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế, Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệ,...) và nguồn xã hội hóa…

Để thực hiện hiệu quả Chương trình, Chính phủ yêu cầu các Bộ, Ban, ngành và các địa phương cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ, trong đó Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; Rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các nội dung chính sách, pháp luật liên quan đến công tác ATVSLĐ; ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về ATVSLĐ; Triển khai áp dụng mẫu việc xây dựng hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ phù hợp cho 150 doanh nghiệp đang có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN, trong đó có ít nhất 50 doanh nghiệp đạt chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý ATVSLĐ (ISO 45001 -2018)…

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.