Dấu ấn cộng đồng tại lễ hội sông nước Phài Lừa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Lễ hội Phài Lừa là lễ hội truyền thống vùng sông nước Bắc Giang, ở xã Hồng Phong, huyện Bình Gia, Lạng Sơn, gắn liền với truyền thuyết liên quan đến tục thờ Thần Rắn, Thần Sông ở địa phương.
Màn đua bè đặc sắc vùng sông nước Bắc Giang.
Màn đua bè đặc sắc vùng sông nước Bắc Giang.

Theo truyền thuyết dân gian, Thần Rắn là con nuôi của ông bà đánh cá, đã giúp dân diệt thuồng luồng trên sông để cuộc sống yên bình. Dân làng nhớ ơn nên lập Đình Ông thờ cha Thần Rắn, Đình Bà thờ mẹ Thần Rắn và lập gian thờ nhỏ thờ Thần Rắn.

Để ghi nhớ công ơn của Thần, cứ 3 năm 1 lần (năm nhuận), vào ngày 4 tháng Tư Âm lịch, thời điểm thần Rắn về thăm cha mẹ, người dân xã Hồng Phong và các xã lân cận nơi con sông Bắc Giang chảy qua lại tưng bừng tổ chức lễ hội Phài Lừa. Theo người dân giải thích, “Phài” nghĩa là “chèo”; “Lừa” nghĩa là “bè”. Lễ hội “Phài Lừa” nghĩa là Lễ hội “Chèo bè”. Có thể nói Phài Lừa đã trở thành lễ hội truyền thống, được lưu giữ trong tâm thức cộng động từ rất lâu đời với mục đích cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Theo đó, ngay từ đầu tháng Ba âm lịch, đại diện các thôn bản, các bô lão của ba dòng họ: Nông, Hoàng, Vy là ba dòng họ lâu đời ở xã Hồng Phong, có công xây dựng, quản lý đình và thay phiên nhau đứng ra tổ chức Lễ hội đã họp bàn, thống nhất kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất, lễ vật, trang phục, đạo cụ; lựa chọn con người, phân công nhiệm vụ, tổ chức luyện tập các trò chơi, trò diễn…

Dấu ấn cộng đồng tại lễ hội sông nước Phài Lừa ảnh 1

Màn đua bè đặc sắc vùng sông nước Bắc Giang.

Các chương trình của lễ hội diễn ra phong phú. Sau nghi thức tế lễ và rước kiệu Thần Rắn là phần tranh tài của các chàng trai đại diện cho các xã, thôn, bản thi đấu một số môn thể thao truyền thống như: thi chèo bè, thi bơi sải, thi lặn bắt chân vịt, múa sư tử cùng nhiều trò chơi, trò diễn dân gian như đánh chắt, đánh cù, ô ăn quan…

Thông qua những lần mở hội, các nghi thức, nghi lễ, các trò chơi dân gian được tái hiện; các câu truyện truyền thuyết, sự tích về các vị thần, về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán địa phương lại tiếp tục được khai mở, tạo dấu ấn sâu đậm trong tâm khảm du khách dự hội.

Trước ngày hội, từ già đến trẻ đều chuẩn bị những tà áo chàm xanh đen, nền nã, dung dị của dân tộc Tày, Nùng hay những bộ trang phục được thêu thùa sặc sỡ của các cô gái Dao… Lễ hội còn được tô điểm thêm bởi những câu Sli, câu lượn của những đôi nam thanh, nữ tú trong trang phục áo chàm hát đối đáp giao duyên mượt mà, sâu lắng, góp phần tạo nên không gian văn hóa mang đậm sắc thái dân tộc.

Cùng với các hoạt động văn hóa, ẩm thực là một khía cạnh được coi trọng trong lễ hội với những món ăn đặc trưng được chế biến từ những sản phẩm nông nghiệp bản địa như: lợn quay thơm nức được quay bằng phương pháp thủ công cùng những chén rượu men lá thơm nồng; các món xôi, bánh giầy, bánh ngải, bánh trôi, bánh chay, bánh bỏng, bánh chè lam… Ngoài ý nghĩa dâng cúng thần, các món ăn trên còn là sản vật, tặng phẩm đầy tình nghĩa, là văn hóa ẩm thực độc đáo cần bảo tồn và phát huy.

Dấu ấn cộng đồng tại lễ hội sông nước Phài Lừa ảnh 2

Lễ vật địa phương được dâng cúng trong Lễ hội Phài Lừa.

Lễ hội Phài Lừa là lễ hội mang tính nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, gắn liền với lễ thức cầu mưa, cầu nước, cầu mùa, một sinh hoạt tín ngưỡng dân gian chứa đựng sắc thái tộc người rất độc đáo, còn giữ được những nét đặc trưng nguyên bản nhất của cư dân bản địa.

Quan trọng hơn, lễ hội Phài Lừa góp phần tạo sự liên kết cộng đồng làng bản, dân tộc; là cơ hội để biểu dương sức mạnh cộng đồng, là dịp để dân làng quy tụ xung quanh vị thần cầu mong an lành, hạnh phúc.

Những ngày diễn ra lễ hội là những ngày sôi động của bản làng, mọi người ý thức rõ về trách nhiệm của bản thân, gia đình, tự nguyện góp sức, góp công để tổ chức lễ hội. Tính cố kết cộng đồng được thể hiện trong quan hệ dòng tộc, huyết thống qua việc họp họ, trong quan hệ tình làng nghĩa xóm qua việc tổ chức các hội “liên gia” và được nhân rộng lên thành mối quan hệ liên thôn, liên xã, liên cộng đồng xã hội, liên kết các chủ thể văn hóa bản địa tạo thành khối thống nhất.

Năm 2018, Lễ hội Phài Lừa xã Hồng Phong, tỉnh Lạng Sơn đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản Văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...