Đấu giá thư của Albert Einstein gửi tổng thống Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bức thư dài hai trang được nhà vật lý học và đồng nghiệp của ông viết nhằm kêu gọi chính phủ Mỹ đầu tư vào nghiên cứu khoa học đã chính thức lên kệ tại nhà đấu giá Christie's
Đấu giá thư của Albert Einstein gửi tổng thống Mỹ

Một bức thư dài hai trang được Albert Einstein gửi tới người nhận là tổng thống Mỹ Franklin D Roosevelt nhằm cảnh báo về khả năng phe Đức Quốc xã đang lên kế hoạch nghiên cứu và khai thác công nghệ hạt nhân để sáng chế ra bom nguyên tử. Bức thư này sẽ được mở bán tại nhà đấu giá Christie's vào tháng 9 với giá trị ước tính là 4 triệu USD.

Một trong số hai lá thư gửi đến tổng thống Roosevelt đã được Einstein soạn thảo trong căn nhà gỗ của ông ở bờ bắc Long Island, New York cùng với một đồng nghiệp là nhà khoa học Leo Szilard. Nội dung bức thư đề cập tới việc chính phủ Đức đang tích cực đẩy mạnh nghiên cứu hạt nhân và có thể sẽ chế tạo được “những quả bom có sức công phá cực mạnh” - tương tự loại vũ khí cuối cùng đã được Mỹ sử dụng vào cuối Thế chiến thứ hai.

Qua lá thư, ông đã kêu gọi chính phủ Mỹ thực hiện điều tương tự. Và tổng thống Roosevelt đã phản hồi bằng cách cho thành lập một ủy ban tiền thân của Dự án Manhattan do nhà vật lý học J Robert Oppenheimer đứng đầu. Mục tiêu cốt lõi của dự án là nhằm nghiên cứu chế tạo loại quả bom hạt nhân mà sau này đã được sử dụng để san phẳng hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai và mở ra kỷ nguyên vũ khí hạt nhân.

Bức thư được cha đẻ của thuyết tương đối gửi cho tổng thống Mỹ hiện đang được cất giữ tại thư viện bảo tàng Roosevelt ở Hyde Park, New York. Tuy nhiên, lá thư thứ hai với nội dung ngắn hơn và có chữ ký đã được phía đại diện của doanh nhân quá cố Paul Allen - người đồng sáng lập Microsoft - bán lại cho bên đấu giá.

Paul Allen vốn nổi tiếng là một người ưa thích sưu tầm nhiều thể loại hiện vật. Gần đây, kho tàng các tác phẩm nghệ thuật thuộc sở hữu của vị tỷ phú quá cố đã được bày bán tại các phiên đấu giá của Christie's và thu về con số 1,6 tỷ USD. Ngoài ra, Paul Allen còn có niềm yêu thích đặc biệt đối với nghệ sĩ huyền thoại Jimi Hendrix, thể hiện qua số lượng hiện vật liên quan đến vị nhạc công quá cố đã được Allen thu thập qua các buổi đấu giá. Vị doanh nhân đã mua lại bức thư của Einstein từ tổng biên tập tạp chí Forbes Malcolm Forbes với giá 2,1 triệu USD vào năm 2002. The Wall Street Journal cho biết đây là tài liệu lịch sử đầu tiên của thế kỷ 20 có giá trị vượt ngưỡng 1 triệu USD.

Malcolm Forbes trước đây đã mua lại lá thư từ phía đại diện của Leo Szilard.

Trước đó, nhà đấu giá Christie's cũng từng “gõ búa” một vài kỷ vật của Albert Einstein, trong đó có một bức thư nổi tiếng - còn được gọi là “Thư về Chúa” - được bán với giá gần 3 triệu USD vào năm 2018. Trong lá thư, nhà vật lý học đã viết rằng “từ ‘Chúa’ đối với tôi chẳng có ý nghĩa gì ngoài việc biểu đạt sự yếu đuối của con người và đồng thời là sản phẩm của sự yếu đuối đó”.

Nhưng bức thư này khó có thể phá vỡ kỷ lục 13 triệu USD được thiết lập vào năm 2021 đối với một trong số ít hồ sơ còn sót lại của Einstein trình bày chi tiết về thuyết tương đối.

Trong bối cảnh thị trường nghệ thuật trực quan đang gặp khó khăn, phía nhà đấu giá dự đoán rằng các hiện vật lịch sử có thể sẽ thu hút thêm người mua, đặc biệt là những người đã lường trước được mối lo ngại hiện nay về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc, cùng với thành công của bộ phim tiểu sử “Oppenheimer” đoạt giải Oscar năm ngoái.

Marc Porter, chủ tịch của Christie's chi nhánh Mỹ, nói với The Wall Street Journal rằng ông Paul Allen "chắc chắn biết rằng bức thư đó là một trong những tài liệu lịch sử quan trọng nhất của thế kỷ 20, và đó không phải là thứ chỉ dùng để trưng trong văn phòng của mình". Ông cho biết Allen đã cất giữ bức thư cẩn thận, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Bức thư được viết vào ngày 2 tháng 8 năm 1939, chưa đầy một tháng trước khi Đức tiến hành xâm lược Ba Lan. Thư mở đầu bằng: “Thưa ngài: Nghiên cứu gần đây trong lĩnh vực vật lý hạt nhân cho thấy uranium có thể trở thành một nguồn năng lượng mới đóng vai trò quan trọng ”.

Trong bức thư gửi cho Roosevelt, Einstein viết: “Có thể thiết lập một phản ứng hạt nhân dây chuyền với một khối lượng lớn uranium… và hiện tượng mới này cũng có thể dẫn đến việc chế tạo bom”.

Phản ứng hạt nhân hiện đang được Bill Gates - đối tác Microsoft của Paul Allen - nhắm tới, và gần đây ông đã tuyên bố sẽ sẵn sàng đầu tư hàng tỷ USD vào một dự án nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới ở Wyoming.

Bill Gates chia sẻ với chương trình Face the Nation của CBS rằng dự án khởi nghiệp TerraPower của ông dự kiến ​​sẽ hoàn thiện lò phản ứng mới vào năm 2030 và sẽ sử dụng natri lỏng làm chất làm mát thay cho nước. “Tôi đã đầu tư hơn một tỷ USD và tôi sẽ tiếp tục đầu tư thêm hàng tỷ USD nữa,” Gates nói.

Bước tiến triển này xảy ra khi các công ty như Microsoft và Google bộc lộ mối quan tâm đối với thế hệ nhà máy điện hạt nhân mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng dùng để vận hành các trung tâm lưu trữ dữ liệu.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính rằng nhu cầu sử dụng điện của AI, trung tâm lưu trữ dữ liệu và tiền ảo trên toàn cầu sẽ đạt mức tối thiểu là 800 TWh (terawatt/h) vào năm 2026, tăng gần 75% so với mức 460 TWh vào năm 2022.

Theo The Guardian
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).