(Ngày Nay) - Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 43, sáng 10/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 2/2025.
(Ngày Nay) - Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, mục đích cao nhất mà ngành giáo dục cần kiên trì, đồng tâm thực hiện là dạy tốt chính khoá, giáo viên, học sinh đến trường làm đúng công sức và được hạnh phúc.
(Ngày Nay) - Sau hơn 10 ngày Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực thi hành, nhiều phụ huynh vẫn đang loay hoay với việc sắp xếp lịch học tập của con em mình. Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, đồng tình khi học sinh được giảm tải áp lực, cũng còn nhiều băn khoăn, lo ngại con không theo kịp kiến thức trên lớp bởi vốn dĩ lâu nay, gia đình đều “trăm sự nhờ thầy”, học sinh thì thiếu khả năng “tự học”, tự tìm tòi.
(Ngày Nay) - Ngày 17/2, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết, đã có công văn gửi đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố về triển khai thực hiện Thông tư số 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(Ngày Nay) - Chiều 10/2, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) Phạm Ngọc Thưởng cho biết, với việc dạy thêm, học thêm, khi phụ huynh vẫn còn nặng nề về thành tích học tập của con, chưa yên tâm chỉ vì con không đi học thêm và chưa thấy hết vai trò của giáo dục gia đình bên cạnh giáo dục nhà trường… việc dạy thêm, học thêm vẫn còn tồn tại ở góc độ tiêu cực.
(Ngày Nay) - Từ tháng 2/2025, những chính sách giáo dục sẽ có hiệu lực được dư luận quan tâm như: Giáo viên dạy thêm ngoài trường học phải đăng ký kinh doanh, ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc.
(Ngày Nay) - Trong nửa đầu năm học 2024 – 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư về dạy thêm học thêm, quy chế tuyển sinh THCS, THPT được dư luận quan tâm. Một số điểm mới đã tháo gỡ được những khó khăn địa phương đang gặp phải.
(Ngày Nay) - Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
(Ngày Nay) - Học thêm và dạy thêm là nhu cầu có thực và đang được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau ở trong và ngoài nhà trường. Vì vậy, dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm, xin ý kiến góp ý từ 22/8 đến 22/10/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nhận được sự quan tâm của giáo viên và phụ huynh Nghệ An.
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ đã kiến nghị bổ sung việc dạy thêm, học thêm vào danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, để có cơ sở pháp lý xử lý các vấn đề bên ngoài trường học.
(Ngày Nay) - Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ đầu năm học 2023-2024 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức sáng 5/10, ông Đào Tân Lý, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội) yêu cầu các trường tuyệt đối không được chèn dạy liên kết vào chương trình chính khóa nếu lớp học không đủ 100% học sinh tự nguyện đăng ký tham gia.
(Ngày Nay) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo không để xảy ra việc lạm thu và tình trạng dạy thêm, học thêm không đúng quy định; triển khai công tác thu, chi tài chính công khai, minh bạch và sử dụng đúng mục đích.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Phòng giáo dục và đào tạo các quận, huyện về tăng cường quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy thêm, học thêm và nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Khi Bộ GD&ĐT đề xuất đưa việc dạy thêm, học thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện, nhiều ý kiến cho rằng vẫn khó xử lý tình trạng bát nháo hiện nay.
(Ngày Nay) - Sở GD&ĐT TP.HCM sẽ ngưng tiếp nhận hồ sơ xin phép tổ chức dạy thêm, học thêm trên địa bàn. Riêng các trường hợp đã được tổ chức cấp phép dạy thêm, học thêm vẫn tiếp tục hoạt động.
Mỗi năm, độ đầu tháng 6, khi học sinh vừa bước vào hè, thì các bậc phụ huynh cũng bắt đầu đôn đáo tìm nơi học thêm cho trẻ. Để học sinh có một kỳ nghỉ hè đúng nghĩa, ngành Giáo dục đã có quy định cấm các trường tổ chức ôn tập văn hóa trong tháng 6 và 7, song thực tế vẫn còn không ít kẽ hở khiến việc dạy thêm, học thêm khó kiểm soát.
(Ngày Nay) - Cứ đến nửa đêm, khi cả nhà đã say ngủ, cô giáo Tôn Thị Thu Nguyệt, nguyên giảng viên trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia HNlại cặm cụi mở máy, đăm chiêu soạn thư gửi đến các nhà tài trợ, mong muốn xin học bổng cho sinh viên nghèo đến trường…