TP Hồ Chí Minh nghiêm cấm dạy thêm, học thêm ở cấp tiểu học

0:00 / 0:00
0:00

Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Phòng giáo dục và đào tạo các quận, huyện về tăng cường quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy thêm, học thêm và nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

TP Hồ Chí Minh yêu cầu các trường tiểu học tuyệt đối không được tổ chức dạy thêm, học thêm.
TP Hồ Chí Minh yêu cầu các trường tiểu học tuyệt đối không được tổ chức dạy thêm, học thêm.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ chí Minh, trong thời gian qua đơn vị này đã đi nắm tình hình thực tế tại một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố về hoạt động dạy học và giáo dục, trong đó có hoạt động dạy thêm, học thêm; ghi nhận một số phản ánh từ giáo viên, phụ huynh.

Trên cơ sở ghi nhận từ cơ sở, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh yêu cầu trưởng, các Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai cho các trường tiểu học trên địa bàn thực hiện nghiêm túc về tăng cường quản lí, chỉ đạo hoạt động dạy thêm, học thêm.

Theo đó, Sở Giáo dục và đào tạo TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh, các trường tuyệt đối không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp như bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. Đồng thời, yêu cầu các phòng Giáo dục và Đào tạo giám sát chặt chẽ việc chấp hành quy định về dạy thêm, học thêm; xử lý nghiêm các trường hợp giáo viên ép học sinh học thêm dưới bất cứ hình thức nào.

Sở Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu các nhà trường nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh gặp khó khăn trong học tập. Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục tăng cường kiểm tra công tác chuyên môn của giáo viên bằng nhiều hình thức: dự giờ, dự các buổi sinh hoạt chuyên môn, kiểm tra kế hoạch bài học, nhật kí dạy học (nếu có), hồ sơ đánh giá học sinh... để hỗ trợ giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, tiến tới nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo giáo viên đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy phẩm chất và năng lực học sinh; đặc biệt chú trọng dạy học phân hoá đối tượng. Chú trọng xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài học cụ thể, phù hợp với từng đối tượng học sinh, đặc biệt quan tâm tới đối tượng học sinh gặp khó khăn trong học tập. Xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập, giúp các em tiến bộ.

Trong trường hợp cần thiết, tổ chức rà soát, kiểm tra chất lượng học sinh, tuyệt đối không chạy theo thành tích, đảm bảo chất lượng học sinh khi lên lớp.

Theo Báo Tin tức
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.