Đề gây tranh cãi, điểm chuẩn đại học có giảm?

[Ngày Nay] - Kỳ thi THPT quốc gia 2018 đã khép lại với tình hình làm bài không khả quan của hầu hết thí sinh, đại diện ở một số trường đại học trên cả nước dự đoán, mức điểm chuẩn của các trường năm nay sẽ giảm nhưng khó hạ thấp dưới 15 điểm.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dự đoán…

Trao đổi với báo chí, TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Đào tạo ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội đánh giá, điểm trúng tuyển vào đại học năm nay sẽ thấp hơn năm ngoái, đặc biệt đối với những ngành lấy điểm cao. Năm nay sẽ có ít ngành lấy điểm chuẩn 27 điểm như đợt tuyển sinh năm 2017.

Còn theo quan điểm của TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội, nhiều thí sinh than đề khó, không làm được hết. Vì thế, số lượng điểm 9, 10 sẽ giảm hẳn so với năm ngoái. Theo TS Tớp, đề thi khó, điểm giảm thì điểm chuẩn khả năng cao sẽ giảm, tuy nhiên chưa thể biết chính xác sẽ giảm bao nhiêu điểm.

Khác với những dự đoán của các trường phía Bắc, theo ông Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, với đề thi khó như năm nay, tình hình làm bài thi của thí sinh cũng “đuối” hơn năm ngoái, điểm thi của thí sinh chắc chắn sẽ giảm, điểm chuẩn các trường đại học đương nhiên bị kéo xuống, thậm chí giảm sâu. Đó là điều có thể dự đoán được. Nếu năm trước các trường Y lấy 28, 29 điểm thì năm nay sẽ về lại mức điểm chuẩn 25, 26.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn - Giám đốc Trung tâm tuyển sinh, trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM cũng cho rằng đề thi các môn toán, khoa học tự nhiên được nhận định khó hơn năm 2017. Chẳng hạn như ở môn toán, năm nay đề thi có sự phân hóa rất cao nên số thí sinh đạt điểm từ 8 trở lên sẽ giảm.

Tương tự, đề thi của Khoa học tự nhiên cũng được đánh giá là dài, khó nên chắc chắn số thí sinh đạt 8 điểm trở lên cũng giảm hơn năm ngoái. Ông Sơn dự đoán số lượng thí sinh đạt điểm cao không nhiều bằng năm ngoái và điểm chuẩn các ngành tốp trên các khối A, A1, B, D1 sẽ giảm.

‘Nín thở’ chờ đợi

Trên thực tế, một số trường đại học đã ‘rục rịch’ công bố điểm chuẩn ngay khi kỳ thi THPT Quốc gia 2018 kết thúc. Nhưng điểm chuẩn một số ngành tại các trường đã công bố điểm chuẩn chưa có xu hướng giảm.

Đề gây tranh cãi, điểm chuẩn đại học có giảm? ảnh 1

Trường ĐH Công nghệ TP HCM thông báo, điểm trúng tuyển dao động từ 18-22 điểm tuỳ theo ngành và tổ hợp xét tuyển. Riêng các ngành có tổ hợp bao gồm môn thi Năng khiếu Vẽ (Kiến trúc, Thiết kế nội thất, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa), điểm trúng tuyển sẽ được thông báo sau khi thí sinh bổ sung điểm thi môn năng khiếu Vẽ (trong tháng 7/2018).

Tại trường ĐH Tôn Đức Thắng TP HCM, điểm chuẩn cao nhất là 28 điểm đối với ngành Dược học và Kinh doanh quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP HCM cũng đã công bố điểm trúng tuyển của 16 ngành đào tạo trình độ ĐH chính quy theo phương thức xét tuyển học bạ lớp 12. Nhiều ngành có mức điểm trúng tuyển khá cao so với điểm nhận hồ sơ.

Chẳng hạn, ngành quan hệ quốc tế có điểm trúng tuyển là 22 ở tổ hợp D01 (toán – văn – tiếng Anh), ngành luật quốc tế với 21 điểm ở tổ hợp môn A00 (toán – lý – hóa)…

Theo nhiều chuyên gia, điểm chuẩn đại học tăng hay giảm không quan trọng, quan trọng là học sinh không “ảo tưởng”, biết lượng sức mình sau kỳ thi để chọn những ngành học phù hợp với sức mình.

Khi điểm thi đã không còn “chót vót” như nhiều năm trước, thì chuyện đối diện thẳng với điểm số và học lực của mình để chọn lựa ngành nghề mới thực sự là điều mà phụ huynh nên định hướng cho con em mình.

Bộ GD-ĐT cho biết chậm nhất ngày 10/7, các Hội đồng thi xuất kết quả chấm thi và hoàn thành việc đối chiếu kết quả thi chậm nhất ngày 11/7. Hội đồng thi thông báo kết quả cho thí sinh vào ngày 11/7 và chậm nhất ngày 15/7 phải báo cáo kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT sơ bộ. Việc công bố kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT chậm nhất là ngày 17/7.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.