Đề xuất cơ chế đặc thù cho công viên địa chất Lý Sơn - Bình Châu

(Ngày Nay) - Quảng Ngãi đề xuất áp dụng "cơ chế đặc thù" mời chuyên gia giúp lập hồ sơ trình UNESCO, công nhận công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Bình Châu và vùng phụ cận.
 Du khách hòa mình trong làn nước trong vắt bên di sản địa chất núi lửa ở khu vực Bãi Sau (đảo Bé), xã An Bình, huyện Lý Sơn. Ảnh: Minh Hoàng.
Du khách hòa mình trong làn nước trong vắt bên di sản địa chất núi lửa ở khu vực Bãi Sau (đảo Bé), xã An Bình, huyện Lý Sơn. Ảnh: Minh Hoàng.

Tại kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XII, nhiệm kỳ 2016-2021, ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, đề xuất áp dụng "cơ chế đặc thù" cho công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Bình Châu và vùng phụ cận. 

"Tỉnh cần có cơ chế đặc biệt mời gọi chuyên gia, nhà khoa học nhằm giúp lập hồ sơ bài bản để sớm trình UNESCO công nhận công viên địa chất toàn cầu  Lý Sơn - Bình Châu và vùng phụ cận", ông Trí kiến nghị. 

Hiện Quảng Ngãi đã công nhận Lý sơn - Bình Châu và vùng phụ cận là công viên địa chất cấp tỉnh. Địa phương này đặt mục tiêu đến tháng 11/2018 hoàn thành hồ sơ trình Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch công nhận công viên địa chất Lý Sơn - Bình Châu và vùng phụ cận cấp quốc gia; sau đó trình UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu.

Đề xuất cơ chế đặc thù cho công viên địa chất Lý Sơn - Bình Châu ảnh 1 Rạn san hô tuyệt đẹp bên trầm tích núi lửa Gành Yến, xã Bình Hải (H. Bình Sơn). Ảnh: Minh Hoàng.

Từ nay đến giữa cuối năm 2018, Quảng Ngãi sẽ tái hiện không gian trưng bày văn hóa Sa Huỳnh 2.500 đến 3.000 năm ở di chỉ xóm Ốc và suối Chình, huyện đảo Lý Sơn.

"Tỉnh sẽ tổ chức nhiều đợt đi điền dã thực tế, hội thảo trong nước, quốc tế thu thập ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học về giá trị di sản địa chất Quảng Ngãi... Từ kết quả này, chúng tôi sẽ hoàn thiện hồ sơ đảm bảo đạt hơn 200 tiêu chí trình UNESCO công nhận công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Bình Châu và vùng phụ cận vào năm 2020", Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi cho biết thêm.

Về vấn đề này, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ yêu cầu cơ quan chức năng, nhà khoa học lập đề án công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Bình Châu và vùng phụ cận cần xác định cộng đồng dân cư làm chủ thể phát triển và hưởng thụ các lợi ích do di sản địa chất mang lại.
.
Theo đề án, công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn bao gồm vùng trung tâm là huyện đảo Lý Sơn và mở rộng bao gồm: Xã Bình Châu, Bình Phú, Bình Hải (huyện Bình Sơn), Tịnh Kỳ, Tịnh Khê (TP Quảng Ngãi) và một số vùng phụ cận vùng rừng núi Cà Đam (huyện Trà Bồng). Khu vực Lý Sơn - Bình Châu và vùng phụ cận có nhiều tiềm năng về di sản địa chất, địa mạo, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, đa dạng sinh học.

Giáo sư Nakada (Nhật Bản), Phó chủ tịch Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu, chia sẻ các tiêu chí về di sản địa chất ở huyện đảo Lý Sơn và Bình Châu hội đủ điều kiện đa dạng về loại hình, đặc biệt hiếm có.

Tiến sĩ Nguyễn Hoàng, chuyên gia Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Nhật Bản), cho biết hoạt động núi lửa ở đảo Lý Sơn xảy ra khoảng 10-11 triệu năm và gần nhất vài nghìn đến 1 triệu năm (trùng khớp thời gian với hoạt động núi lửa tại khu vực ven biển xã Bình Châu và Ba Làng An).

Huyện đảo Lý Sơn có địa hình núi lửa chiếm 70% diện tích. Nhiều di tích được tạo ra từ hoạt động phun trào dung nham của núi lửa, như miệng núi lửa kép trên đỉnh núi Thới Lới, Giếng Tiền, Hang Câu, chùa Hang, chùa Đục, cổng tò vò trên bờ và dưới biển… "Đây có thể xem là viện bảo tàng tự nhiên về hoạt động núi lửa hiếm hoi trên thế giới, xứng đáng được công nhận là công viên địa chất toàn cầu", ông Hoàng khẳng định.

Theo Zing
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.