Hà Nội chuẩn bị kỷ niệm 70 năm thành lập UNESCO tại Hoàng thành Thăng Long

TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 186/KH-UBND, tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Hà Nội chuẩn bị kỷ niệm 70 năm thành lập UNESCO tại Hoàng thành Thăng Long

Vào 20h ngày 23/11/2015 tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội) diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập tổ chức Giáo dục, Khoa họcVăn hóa của Liên hiệp quốc.

Chương trình nhằm giới thiệu và quảng bá các thành tựu đạt được trong 70 năm thành lập và phát triển của UNESCO gắn sự kiện này với giá trị lịch sử, văn hóa, tôn vinh giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản có bề dày lịch sử hơn 1.000 năm.

Đây là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn, niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ người Việt Nam. Đồng thời nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của nhân dân về công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, góp phần quảng bá và phát triển du lịch di sản. Đây cũng là dịp để khẳng định vị thế của Việt Nam tại UNESCO và uy tín quốc tế của Việt Nam. Tăng cường quan hệ hợp tác giữa UNESCO và Việt Nam với thông điệp Việt Nam luôn đồng hành cùng UNESCO.

Hà Nội chuẩn bị kỷ niệm 70 năm thành lập UNESCO tại Hoàng thành Thăng Long - anh 1

Biểu tượng của tổ chức UNESCO.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) được thành lập ngày 16/11/1945 với mục đích “Góp phần duy trì hoà bình và an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá để đảm bảo sự tôn trọng của tất cả các nước về công lý, pháp luật, quyền con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo mà Hiến chương Liên Hợp Quốc đã công nhận đối với tất cả các dân tộc”.
Ở Việt Nam, năm 1951, Pháp đưa chính quyền Bảo Đại vào tham gia UNESCO. Sau đó chính quyền Sài Gòn duy trì sự có mặt tại UNESCO cho đến khi sụp đổ tháng 4/1975. Tháng 3/1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền nam Việt Nam tuyên bố kế thừa tham gia UNESCO. Sau khi thống nhất đất nước, ngày 12/7/1976, Bộ Ngoại giao nước ta gửi công hàm cho UNESCO thông báo Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kế tục tham gia UNESCO. Tháng 10/1976, với tư cách là thành viên chính thức của UNESCO, lần đầu tiên Chính phủ CHXHCN Việt Nam cử một đoàn đại biểu tham dự Đại hội đồng UNESCO lần thứ 19 tổ chức tại Nai-rô-bi (Kenya).
Từ năm 1978, Việt Nam đã cử Phái đoàn đại diện thường trực bên cạnh tổ chức UNESCO tại Paris và từ năm 1982 cử cấp đại sứ làm trưởng Phái đoàn.

Kể từ khi gia nhập UNESCO, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của UNESCO về ý tưởng, nhận thức và kinh nghiệm cũng như những đóng góp về tài chính và kỹ thuật ban đầu cho một số dự án của Việt Nam.

Hiện nay Việt Nam có:
* 2 di sản thiên nhiên thế giới bao gồm: Vịnh Hạ Long, được công nhận năm 1994; Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, năm 2003.

* 5 Di sản văn hóa thế giới gồm:

+ Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993; Phố Cổ Hội An, năm 1999; Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999

+ Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, năm 2010; Thành nhà Hồ, năm 2011.

Hà Nội chuẩn bị kỷ niệm 70 năm thành lập UNESCO tại Hoàng thành Thăng Long - anh 2

Hoàng Thành Thăng Long - Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. (Ảnh: Tâm An).

* 1 Di sản thế giới hỗn hợp: Quần thể danh thắng Tràng An
* Bên cạnh đó là 9 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là kiệt tác của nhân loại theo thứ tự từ mới nhất đến cũ nhất là:

+ Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh 27/11/2014

+ Đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể được công nhận vào ngày 5/12/2013.

+ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể được công nhận vào ngày 6/12/2012.

+ Hát xoan là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, được công nhận ngày 24/11/2011.+ Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, Hà Nội được công nhận ngày 16/11/2010.

+ Ca trù là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, được công nhận ngày 01/10/2009.

+ Dân ca Quan họ, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được công nhận ngày 30/9/2009.

+ Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm 2005, đến năm 2008 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

+ Nhã nhạc cung đình Huế, di sản văn hóa thế giới phi vật thể đầu tiên tại Việt Nam, được công nhận tháng 11 năm 2003, đến năm 2008 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tâm An (t/h)
Xem thêm:

Khẳng định ảnh hưởng to lớn của đại thi hào Nguyễn Du với văn chương hiện đại

Các địa phương chỉ “mơ” danh UNESCO, “lờ” danh hiệu quốc gia?

Quản lý di sản UNESCO công nhận bằng gì?

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.