Đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng 12/4, Hội đồng Tiền lương quốc gia họp phiên thứ 2 dưới sự chủ trì của ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia để thảo luận về vấn đề tăng lương tối thiểu vùng cho lao động. Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định.
Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lương tối thiểu vùng không tăng. (Ảnh minh hoạ)
Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lương tối thiểu vùng không tăng. (Ảnh minh hoạ)

Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên 2 năm 2020 và 2021, Chính phủ chưa điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng. Lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng gần nhất là từ ngày 1/1/2020 với vùng I là 4,42 triệu đồng; vùng II 3,92 triệu; vùng III 3,42 triệu và vùng IV 3,07 triệu đồng. Từ đó đến nay, các doanh nghiệp tiếp tục duy trì mức lương tối thiểu theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP mà chưa điều chỉnh tiền lương cho người lao động.

Với mức lương tối thiếu 2 năm vẫn “dẫm chân tại chỗ” cộng với dịch bệnh COVID-19 kéo dài đã và đang khiến đời sống, việc làm, thu nhập của một bộ phận không nhỏ người lao đông và gia đình họ gặp rất nhiều khó khăn.

Phân tích về lý do cần phải tăng lương cho người lao động từ 1/7/2022, đại diện lãnh đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cho biết: Trước hết, căn cứ Điều 91 Bộ luật Lao động 2019: “Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội”

Cùng với đó, căn cứ theo Nghị quyết Số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa người sử dụng lao động với người lao đông và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.

Hơn thế, Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn phục hồi, phát triển, đặc biệt trong quý I vừa qua nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi rất mạnh mẽ. Trong khi đó người lao đông vẫn đang hết sức khó khăn. Tăng lương lúc này vừa để hỗ trợ giúp cho người lao động vượt qua khó khăn, đồng thời là động lực để tăng năng suất lao động, giúp cho doanh nghiệp phục hồi nhanh, phát triển mạnh.

Sau hai phiên họp, thương lượng, sáng 12/4, Hội đồng tiền lương quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 để trình Chính phủ xem xét quyết định. Đây cũng là phương án duy nhất được Hội đồng Tiền lương quốc gia đưa ra để bỏ phiếu kín. Mức tăng tối thiểu vùng là 6%; cụ thể từ 180.000 - 260.000 đồng tùy từng vùng nhận được sự đồng thuận của 17/17 thành viên; thời điểm tăng từ 1/7/2022 nhận được sự đồng thuận của 15/17 thành viên.

Trước đó, trong phiên họp lần thứ nhất diễn ra chiều 28/3, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022. Tuy nhiên, đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) không đồng tình, và đề nghị tăng lương từ ngày 1/1/2023.

Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp thỏa thuận, trả lương cho người lao động. Mức này áp dụng với người làm việc theo chế độ hợp đồng của Bộ luật Lao động; làm việc trong doanh nghiệp; hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê lao động.

Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng vẫn đang được áp dụng như sau: Vùng 1 là 4.420.000 đồng/tháng; vùng 2 là 3.920.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.430.000 đồng/tháng; vùng 4 là 3.070.000 đồng/tháng.

Giải thưởng Gương mặt trẻ triển vọng 2024 vinh danh Phương Mỹ Chi vì những đóng góp cho văn hóa nghệ thuật
Giải thưởng Gương mặt trẻ triển vọng 2024 vinh danh Phương Mỹ Chi vì những đóng góp cho văn hóa nghệ thuật
(Ngày Nay) - Ngày 24/3/2025 lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024 diễn ra trang trọng tại Hà Nội, tôn vinh những cá nhân trẻ có thành tích nổi bật trên nhiều lĩnh vực. Trong khuôn khổ chương trình, ca sĩ Phương Mỹ Chi được trao Giải thưởng Gương mặt trẻ triển vọng, ghi nhận những đóng góp tích cực của cô trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
Agribank vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất
Hành trình 37 năm khẳng định vị thế, vinh danh thương hiệu quốc gia
(Ngày Nay) - Hơn ba thập kỷ không ngừng đổi mới và phát triển, Agribank đã trở thành trụ cột quan trọng của ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam. Từ sứ mệnh tiên phong vì “Tam nông” đến những bước tiến mạnh mẽ trong chuyển đổi số và hội nhập quốc tế, Agribank đã ghi dấu ấn với hàng loạt giải thưởng danh giá, từ đó tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong hành trình phát triển bền vững.
Lòng tin người tiêu dùng Mỹ xuống thấp nhất trong 4 năm
Lòng tin người tiêu dùng Mỹ xuống thấp nhất trong 4 năm
(Ngày Nay) - Báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Conference Board (CB) công bố ngày 25/3 cho thấy lòng tin người tiêu dùng Mỹ đang tiếp tục giảm trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump triển khai thực hiện các chính sách gây xáo trộn nền kinh tế.
Đại tướng Phan Văn Giang: Cán bộ, chiến sĩ tham gia diễu binh, diễu hành là hiện thân của sức mạnh Quân đội
Đại tướng Phan Văn Giang: Cán bộ, chiến sĩ tham gia diễu binh, diễu hành là hiện thân của sức mạnh Quân đội
(Ngày Nay) - Sáng 25/3, tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự quốc gia 4, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì kiểm tra hợp luyện lực lượng quân đội, dân quân tự vệ tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).