Đề xuất trả 1.500 USD cho mỗi người Mỹ tiêm vaccine Covid-19

0:00 / 0:00
0:00

Nếu theo ý tưởng của doanh nhân John Deaney, cựu nghị sĩ đảng Dân chủ tại bang Maryland, ước tính Mỹ cần 380 tỷ USD cho kế hoạch này.

Y tá Kathe Olmstead (bên phải) tiêm cho tình nguyện viên Melissa Harting, ở Harpursville, New York, Mỹ, vào tháng 11. Ảnh: AP/Hans Pennink.
Y tá Kathe Olmstead (bên phải) tiêm cho tình nguyện viên Melissa Harting, ở Harpursville, New York, Mỹ, vào tháng 11. Ảnh: AP/Hans Pennink.

Hàng triệu người Mỹ đang hy vọng vào các đợt hỗ trợ tài chính để sống sót qua đại dịch Covid-19. Trong khi đó, chính phủ nước này chuẩn bị tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên diện rộng với hy vọng chấm dứt khủng hoảng y tế công cộng.

Mới đây, doanh nhân John Delaney, cựu nghị sĩ đảng Dân chủ của bang Maryland, ứng viên tranh cử tổng thống năm nay, đưa ra đề xuất mỗi người dân tại Mỹ sẽ nhận được 1.500 USD khi tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19.

Đề xuất này được đưa ra trong cuộc phỏng vấn của ông với CNBC cách đây ít giờ. “Chúng ta càng hoàn thành sớm tiêm chủng cho 75% dân số, cuộc chiến với Covid-19 kết thúc càng nhanh và mọi thứ sớm trở lại bình thường”, vị này nói.

Ông cũng cho hay đây là khoản hỗ trợ nhằm tạo động lực để mọi người đẩy nhanh tiến trình tiêm chủng và giúp người dân cảm thấy thoải mái khi nhận chế phẩm sinh học này thay vì suy nghĩ bị buộc phải làm như vậy.

Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) mới họp để quyết định nhóm người ưu tiên được tiêm chủng. Cuộc thăm dò của Gallup cho thấy chỉ 58% cư dân Mỹ nói rằng họ sẽ tiêm vaccine ngừa Covid-19.

“Nếu bạn vẫn sợ vaccine và không muốn dùng nó, đó là quyền của bạn. Bạn cũng không cần tham gia chương trình này. Dù sao bạn cũng sẽ có lợi. Bởi vaccine sẽ giúp chúng ta đạt miễn dịch với bệnh nhanh hơn”, Delaney nói thêm.

Tại Mỹ, giới chức các bang từng đưa một số quy định về việc tiêm chủng bắt buộc. Chẳng hạn, trẻ buộc phải tiêm vaccine mới được đi học.

Theo kế hoạch của Delaney, chính phủ sẽ tạo hệ thống kiểm tra. Tại đây, mọi người tới tiêm chủng sẽ nhận một số câu hỏi, sau đó, họ nhập thông tin cá nhân và số căn cước y tế. Sau khi tiêm, họ sẽ nhận lại tờ séc trị giá 1.500 USD.

Tuy nhiên, đề xuất này vấp phải nhiều quan điểm trái chiều. Trước hết, số tiền để thực hiện được kế hoạch này tiêu tốn khoảng 380 tỷ USD. Bản thân Dlaney cũng phải thừa nhận đây là con số rất nhiều.

Trong khi đó, các khoản tiền trợ cấp mà chính phủ Mỹ đưa ra cho đến nay đạt tổng cộng hơn 270 tỷ USD. Việc rót thêm 380 tỷ USD nữa là con số “quá đắt”.

“Đó là một ý tưởng thú vị mang tính thúc đẩy”, Bill Hoagland, Phó chủ tịch cấp cao tại Trung tâm Chính sách lưỡng đảng, cựu nhân viên Thượng viện, đánh giá. Trong khi đó, ông Howard Gleckman, thành viên cấp cao của Trung tâm Chính sách thuế Urban-Brookings, cho rằng ý tưởng này theo một số cách có thể tạo động cơ tiêm phòng tích cực. Tuy nhiên, ngoài vấn đề tiền, nó có thể phải đối mặt nguy cơ ùn ứ, chậm trễ trong chuyển tiền.

Theo Zing
Lễ cắt băng khai mạc triển lãm. (Ảnh: Đăng Khoa)
Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) - Chiều 6/5, Báo Nhân Dân tổ chức khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng thời tại Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên).
Công chiếu phim do AI viết kịch bản
Công chiếu phim do AI viết kịch bản
(Ngày Nay) - Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu trong bối cảnh xung đột và thảm họa đang diễn ra trên toàn thế giới, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.
Ông Tập ca ngợi quan hệ Pháp-Trung
Ông Tập ca ngợi quan hệ Pháp-Trung
(Ngày Nay) - Bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp chiều ngày 5/5 (giờ Paris), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ hy vọng chuyến thăm này sẽ giúp “tăng cường tin cậy chính trị, xây dựng đồng thuận chiến lược và làm sâu sắc thêm trao đổi, hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau” giữa 2 nước.