Đem sự sống trở lại cho bệnh nhân rối loạn sinh tủy bằng hát, bắt tay

Sau 2 năm điều trị bằng kháng sinh liều cao tại bệnh viện Chợ Rẫy, anh Bùi Tuấn Anh (TP. HCM) bị căn bệnh rối loạn sinh tủy hành hạ đến kiệt quệ. Tưởng chừng như chỉ nằm chờ thần chết đến, anh gặp được bà Tranh, được nghe bà hát, bắt tay và cho uống lá mát. Hiện giờ, anh đã khỏi bệnh.
Đem sự sống trở lại cho bệnh nhân rối loạn sinh tủy bằng hát, bắt tay

LTS: Thời gian qua, dư luận được hâm nóng bởi câu chuyện về bà Phan Thị Tranh (thôn Viên Du, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) có khả năng đặc biệt là chữa khỏi nhiều bệnh nan y cho những người dân nghèo chỉ bằng một cái bắt tay và nghe hát. Đến thời điểm này, tòa soạn Báo cũng đã nhận được gần một nghìn bức thư của độc giả ở mọi miền Tổ quốc, trong số đó có nhiều người là Việt kiều mắc bệnh nan y đã được bà Tranh chữa khỏi. Hầu hết độc giả đều bày tỏ lòng biết ơn và cảm phục tấm lòng của bà Tranh. Hơn một năm qua Tòa soạn cũng đã cử phóng viên về Vĩnh Phúc tìm hiểu những người đến chữa bệnh và xác minh tính xác thực về khả năng chữa khỏi bệnh của bà.

Để rộng đường cho dư luận, chúng tôi xin đăng tải toàn bộ loạt bài viết của phóng viên khi đi tìm hiểu thực tế tại Vĩnh Phúc về khả năng chữa bệnh của “cô tiên” Tranh.

Anh Bùi Tuấn Anh (trú tại quận 5, Tp. HCM) bị bệnh rối loạn sinh tủy (thiếu máu dai dẳng với tăng quá mức tế bào non 2 (RAEB 2) đã điều trị 2 năm tại Khoa Huyết học – BV Chợ Rẫy (quận 5, Tp. HCM). Do tình trạng bệnh xấu, gia đình lại kiệt quệ tài chính, vợ anh xin đưa chồng về “chuẩn bị lo hậu sự”. Trong lúc tuyệt vọng nằm chờ chết, anh Tuấn Anh gặp được bà Phan Thị Tranh (thôn Viên Du, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) và được bà chữa khỏi bằng phương pháp hát, bắt tay, uống lá mát.
Mỗi ngày truyền 18 chai kháng sinh liều cao

Hiện nay, anh Bùi Tuấn Anh đã có thể cùng vợ đi dạo hơn 1 km, mỗi bữa ăn đến 4 bát cơm (ăn nhiều hơn lúc khỏe) và ngủ ngon giấc mỗi đêm. Nhìn người chồng đang dần khỏe mạnh trước mặt mình, vợ anh không giấu nổi sự xúc động: “Đúng là bước ra từ chuyện cổ tích, 2 năm nay, tôi chỉ muốn thấy chồng tôi nói cười như trước. Dù có bị trời đày, trừng phạt tội vạ thế nào tôi cũng chịu, chỉ mong có được sức khỏe của anh ấy. Giờ đây, cô Tiên Tranh đã biến giấc mơ của tôi thành sự thật”.

Nhớ lại khoảng thời gian nằm trong bệnh viện, anh Tuấn Anh vẫn thấy rùng mình bởi mùi thuốc kháng sinh, những lời trao đổi bệnh án của bác sĩ, những đêm chập chờn ánh mắt sắc lạnh của tử thần trước mặt.

Cuối tháng 8/2011, anh Tuấn Anh bắt đầu thấy mệt lả, chóng mặt và có những lúc “xỉu” ngay giữa bữa ăn cơm. Ban đầu, anh giấu vợ bệnh tình của mình. Anh nói: “Chắc làm việc mệt quá nên tôi bị choáng thôi, mình không phải lo”.

Thế nhưng, những cơn chóng mặt, những lần ngất xỉu ngày càng nhiều. Trong một lần bị xỉu, anh được vợ con đưa lên bệnh viện huyện. Nhận thấy bệnh nhân bị thiếu máu trầm trọng, các bác sĩ chuyển hồ sơ của anh ra BV Chợ Rẫy (Tp. HCM).

Ngày 29/10/2011, sau khi nhập viện và thực hiện các xét nghiệp do bác sĩ yêu cầu, gia đình anh nhận được kết quả từ Trưởng khoa Huyết học, Bác sĩ chuyên khoa Trần Thanh Tùng: bệnh rối loạn sinh tủy (thiếu máu dai dẳng với tăng quá mức tế bào non 2 (RAEB 2).

Đem sự sống trở lại cho bệnh nhân rối loạn sinh tủy bằng hát, bắt tay - anh 1

Vợ chồng anh Bùi Tuấn Anh

Quanh năm lao động cực nhọc, lần đầu tiên anh Tuấn Anh nghe thấy căn bệnh quái ác đó. Vợ anh bắt đầu sợ: “Chẳng biết cái bệnh đó là gì, tôi chỉ nghe bệnh máu trắng trên phim, dù công nghệ tiên tiến họ cũng bị chết. Rồi bệnh gì về máu cũng khó chữa, cũng nguy hiểm. Cứ thế, nhìn chồng mà tôi ứa nước mắt”.

Mỗi ngày, bác sĩ đều truyền nước, kháng sinh,… vào người anh Tuấn Anh. Sức khỏe của anh ngày càng sa sút. Ban đầu, anh còn có thể tự ngồi dậy được một lát. Dần dà, anh chỉ nằm yên một chỗ. Từ lúc nằm viện, anh luôn mê man, giấc ngủ chập chờn trong mùi thuốc, nước mắt và tiếng khóc. Mỗi lần chợp mắt, anh lại nhìn thấy Thần chết kéo anh khỏi cuộc sống, anh lại nhìn thấy vợ, thấy con khóc than cố gắng níu tay anh lại. Những lúc đó, anh đều giật mình, kêu gào ú ớ: “Xin đừng, xin đừng bắt tôi…”

Cơ thể anh bắt đầu sưng, phù. Để lấy được ven truyền kháng sinh vào người anh, các bác sĩ phải mất 1 giờ đồng hồ. Có ngày, anh phải truyền đến 18 chai kháng sinh liều cao.

Nhìn vợ mỗi ngày một xanh xao, gầy ruộc, nghĩ đến đứa con thơ ở nhà, anh Tuấn khổ tâm nhiều. Một lần tình cờ tỉnh dậy, anh bắt gặp hình ảnh vợ quay lưng đi ăn cơm chan nước mắm, anh ứa nước mắt. Đã có lúc, anh muốn rút kim truyền để ra đi, để không còn là gánh nặng cho người vợ tội nghiệp.

Như hiểu được suy nghĩ dại dột của chồng, vợ anh ôm anh mà khóc: “Dù còn 1% hi vọng mình cũng không được bỏ tôi với con. Mình không được làm thế, mình mà chết là tôi cũng chết theo mình”. Nghe vợ nói, anh đau khổ đặt bàn tay phù nề lên vai vợ: “Tôi sẽ sống, sẽ khỏe mạnh…”.

Hi vọng duy nhất để cứu sống anh Tuấn Anh là: ghép tủy thay thế. Nhưng 2 năm trôi qua, việc tìm tủy thích hợp với anh vẫn đi vào ngõ cụt.

Cho đến ngày 25/11/2013, một người họ hàng xa của vợ chồng anh hớt hải chạy vào bệnh viện: “Có cô Tiên Tranh ở Vĩnh Phúc chữa được nhiều bệnh lắm, ung thư cũng chữa được”. Nghe thấy vậy, vợ anh mừng rỡ khôn xiết: “Cô chữa được bệnh bằng gì, nhà em cứu được không?”.

Người họ hàng ngập ngừng: “Cô chữa bằng hát, bắt tay, uống lá mát…”. Bệnh viện hiện đại còn chẳng chữa khỏi, bao tiền của dốc hết vào thuốc thang mà không đỡ, sao chỉ mấy lá mát mà khỏi. Chuyện đó chỉ có trong truyền thuyết. Nghĩ vậy, vợ anh tuyệt vọng lắc đầu.

“1% cơ may cũng phải thử. Người ta cũng đi chữa, cũng khỏi đấy thím”. Được sự động viên, an ủi của mọi người và không để chồng nằm một chỗ chờ chết, chị quyết tâm đưa chồng ra Vĩnh Phúc gặp cô Tranh.
Ước mơ được bế con một lần thành hiện thực
Tìm đến thôn Du Viên, vợ chồng anh hỏi nhà cô Tranh. Nhìn thấy người chồng sưng phù giống như bơm nước vào, mọi người an ủi: “Cứ tìm đến cô là khỏi, cứ tin là khỏi”.

Chưa biết thực hư thế nào nhưng nghe lời an ủi của họ, chị vợ cũng thấy ấm lòng. Vừa bước vào cổng nhà cô Tranh, chị ngỡ ngàng khi giữa sân nhà đông nghịt người ngồi, phía trên, một người đang hát với nụ cười rạng rỡ trên mặt.

Xin người bác già bên cạnh cho ngồi cùng, vợ chồng anh Tuấn Anh ngồi nghe hát. Hỏi ra mới biết, người đang hát là bà Tranh.

Đem sự sống trở lại cho bệnh nhân rối loạn sinh tủy bằng hát, bắt tay - anh 2

Anh Tuấn anh gặp bà Tranh.

Trong buổi hôm đó, anh Tuấn Anh được nghe 6 bài. Thật lạ, lúc nghe cô hát xong, chị vợ quay lại đỡ anh đứng lên thì anh cười đưa tay cho vợ. Lần đầu tiên sau suốt 2 năm đau đớn vì bệnh tật, đây là lần đầu tiên anh cười với chị. Niềm vui mừng hiện rõ trên khuôn mặt người vợ khổ ải.

Gặp cô Tranh, chị xin cô cứu lấy người chồng sắp chết của mình. Cô nhìn anh Tuấn Anh và cười. Sau cái bắt tay, cô vòng tay ôm anh Tuấn Anh rồi nói: “Chết sao được, đến với cô là phải sống”.

Sau đó, cô đưa cho anh Tuấn Anh một lá mát, bảo anh nhai. Ba ngày sau khi uống lá mát, nghe cô Tranh hát, anh Tuấn Anh đã bớt phù nề. Anh đi được 1km và “đòi vợ mua gà, nấu cơm cho ăn”.

Hơn 1 tháng uống lá mát của cô Tranh, anh Tuấn Anh đã trở lại bình thường. Hiện giờ, người anh không còn sưng, anh đã ăn ngủ và sinh hoạt bình thường.

“Ước mơ lớn nhất của tôi suốt 2 năm là một lần được ôm đứa con bé bỏng vào lòng, được nghe nó gọi cha. Bây giờ, mỗi ngày tôi đều được ôm con, kể chuyện cho con nghe. Cô Tranh là ân nhân cứu mạng của tôi, là cô tiên biến giấc mơ của tôi thành sự thực” anh Tuấn Anh nghẹn ngào.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.