Đích đến cuối cùng của những bộ quần áo, công cuộc 'xanh' hóa ngành thời trang

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngành công nghiệp thời trang và truyền thông trong những năm gần đây nhắc rất nhiều về xu hướng 'xanh' hóa diễn ra trên toàn cầu. Những giải pháp đưa ra trải dài từ việc thay đổi nguyên liệu bền vững, đến cải tiến công nghệ, cũng như thay đổi hành vi người tiêu dùng. 
Lily Travis mặc quần áo cho thuê từ My Wardrobe HQ trong Tuần lễ thời trang London tháng 2/2020.
Lily Travis mặc quần áo cho thuê từ My Wardrobe HQ trong Tuần lễ thời trang London tháng 2/2020.

Báo cáo của Quỹ Authur năm 2017 ở Mỹ, quần áo được mặc chỉ chiếm khoảng 1/4 mức trung bình toàn cầu. 60% công dân Đức và Trung Quốc cũng thừa nhận sở hữu nhiều quần áo hơn mức họ cần. Trên toàn cầu, mọi người lãng phí một khoản tương đương 460 tỷ đô la mỗi năm qua việc vứt bỏ số quần áo mà họ có thể tiếp tục mặc. Trong bộ phim tài liệu "Environment Special" của đài KBS (Hàn Quốc) phát sóng vào ngày 1/7/2021, ước tính 100 tỷ chiếc quần, áo được sản xuất mỗi năm trên toàn thế giới. Trong số đó, 33% bị vứt bỏ trong cùng năm sản xuất.

Việc cho thuê thời trang giúp kéo dài vòng đời của quần áo

Một nghiên cứu gần đây được xuất bản bởi tạp chí khoa học Phần Lan Environmental Research Letters, đã đánh giá tác động môi trường của các cách sở hữu và vứt bỏ quần áo khác nhau, bao gồm cho thuê, tái chế và thanh lý.

Theo nghiên cứu này, việc cho thuê thời trang không hề giúp ngành thời trang 'xanh' hơn, dựa trên đánh giá tác động của việc vận chuyển hàng hóa và công nghệ giặt là. Nghiên cứu cho rằng “việc sử dụng dịch vụ cho thuê có thể dẫn tới việc tăng số lần di chuyển của khách hàng trên quy mô lớn”, từ đó dẫn đến góp phần vào sự nóng lên toàn cầu, nhiều hơn so với việc thanh lý luôn hoặc tái chế các bộ quần áo cũ.

Đích đến cuối cùng của những bộ quần áo, công cuộc 'xanh' hóa ngành thời trang ảnh 1

Slogan trên tường: "Mua ít lại, mặc nhiều hơn". (Ảnh: Business Insider)

Bà Tamsin Chislett, Giám đốc điều hành và là người sáng lập doanh nghiệp cho thuê Onloan (Anh quốc) cho biết: “Chúng tôi tin rằng có nhiều khía cạnh cần được xem xét kỹ lưỡng để việc cho thuê thời trang trở nên 'xanh' nhất có thể." Bà Tamsin nhận xét rằng các giả định của nghiên cứu về vấn đề giao thông vận tải, dựa trên một doanh nghiệp Phần Lan, không phản ánh thực tế của thị trường cho thuê thời trang ở Anh quốc.

Các công ty cho thuê thời trang có những cách vận chuyển hàng hóa khác nhau. Hirestreet gửi hàng may mặc qua đường bưu điện, Onloan sử dụng dịch vụ chuyển phát trung tính carbon của DPD. Ngoài ra, còn có các cơ sở kinh doanh truyền thống cho phép khách hàng tới lựa chọn các sản phẩm một cách nhanh chóng, như HURR tại chuỗi cửa hàng bách hóa cao cấp Selfridges và My Wardrobe tại cửa hàng bách hóa tổng hợp Harrods, London.

Bên cạnh đó, nghiên cứu nêu ra tác hại của môi trường do việc giặt hấp gây ra. Tuy nhiên, Onloan và My Wardrobe cho biết họ sử dụng phương pháp giặt ướt và làm sạch bằng CO2 lỏng, đặc biệt để tránh tác động môi trường của việc giặt khô.

Theo bà Isabella West của Hirestreet, dịch vụ cho thuê trang phục dự tiệc, một số món đồ của họ đã được mặc hơn 40 lần, một số bộ còn được đặt trước vào mỗi cuối tuần từ nay đến tháng 9. My Wardrobe HQ tuyên bố doanh nghiệp của mình có thể kéo dài tuổi thọ của quần áo lên đến 15 lần.

Báo cáo của Nhóm Nghiên cứu Boston cho biết việc kéo dài tuổi thọ của quần áo thêm 9 tháng sẽ giảm lượng khí thải carbon, nước và chất thải ra ngoài môi trường khoảng 20-30%.

Nhà tư vấn thời trang bền vững Alice Wilby thừa nhận rằng bản thân việc giữ quần áo lưu thông là chưa đủ. “Phần lớn quần áo cho thuê không được làm bằng vật liệu bền vững và không được sản xuất hợp lý." Việc cho thuê cần được tích hợp vào một hệ thống tuần hoàn của nông nghiệp tái tạo và sản xuất quần áo. Hiện tại, cho thuê thời trang có thể xem như một biện pháp để làm chậm lượng tiêu thụ của khách hàng, nhưng việc trang phục cho thuê ở cuối vòng đời của chúng sẽ được xử lý như thế nào để 'xanh' nhất vẫn còn chưa có lời giải đáp.

Tái chế quần áo giúp giảm chất thải ngành dệt may

Cứ sau 10 phút, khoảng 6.000kg hàng dệt may được đổ ra bãi rác ở Australia. Vào ngày 26/5, Bộ trưởng liên bang về Môi trường nước này, bà Sussan Ley, đã tổ chức một hội nghị bàn tròn về chất thải dệt may và quần áo với những đại diện trong ngành công nghiệp thời trang. Hội nghĩ đã đồng ý rằng hàng dệt may được tái sử dụng sau đó tái chế, là giải pháp rất quan trọng để thúc đẩy một nền kinh tế tuần hoàn.

Đích đến cuối cùng của những bộ quần áo, công cuộc 'xanh' hóa ngành thời trang ảnh 2

(Ảnh: Chemistry World)

Câu hỏi đặt ra là làm sao đảm bảo được hệ thống thu gom và phân loại quần áo đã qua sử dụng. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng với khối lượng chất thải dệt nhuộm khổng lồ, đòi hỏi cơ sở hạ tầng và công nghệ quy mô lớn.

Tái chế dệt may rất phức tạp. Xơ tự nhiên đòi hỏi các quy trình khác nhau đối với sợi tổng hợp, và sợi pha trộn thậm chí còn khó tái chế hơn. Mặc dù các giải pháp công nghệ có thể ra đời trong tương lai, nhưng hiện tại ở Australia, hầu hết việc phân loại đều được thực hiện thủ công - có nghĩa là kiểm tra thực tế từng nhãn chăm sóc hàng may mặc.

Tin tốt là những người trồng bông đang thử nghiệm trồng bông vụn trở lại với cây trồng mới và một công ty khởi nghiệp của Australia có tên là BlockTexx gần đây đã kiếm được 5,5 triệu đô la tài trợ để xây dựng cơ sở tái chế quy mô lớn đầu tiên ở Logan, Queensland. Người sáng lập Blocktexx, ông Adrian Jones, nói rằng cần có sự can thiệp của chính sách để tổ chức và quản lý chất thải dệt may.

Số quần áo bị vứt bỏ sẽ đi về đâu?

Nhiều người có xu hướng xử lý quần áo đã qua sử dụng qua hình thức quyên góp từ thiện hoặc bán thanh lý. Điều quan trọng là phải giặt sạch quần áo cũ trước khi đem tặng, và loại ra những món đồ bị thiếu nút, khóa kéo bị hỏng hoặc dính vết bẩn. Theo Báo cáo "ThredUp Resale 2021", thị trường quần áo cũ dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi trong 5 năm tới. Gen Z có các ứng dụng như Depop và TikTok để thanh lý quần áo. Các nền tảng lâu đời như eBay và Facebook Marketplace vẫn đang phát triển mạnh bất chấp sự gia tăng của các cửa hàng ký gửi trực tuyến như Vestiaire, The RealReal và gần đây nhất là Poshmark ở Australia.

Cuối cùng, bãi rác là nơi rác thải dệt may dừng chân ở điểm cuối của vòng đời. Ngay cả sợi tự nhiên cũng sẽ mất nhiều thời gian để phân hủy sinh học trong bãi chôn lấp, và sợi tổng hợp có thể không bao giờ bị phân hủy. Và rồi, chúng có khả năng sẽ góp phần làm ô nhiễm đất và nước của các nước đang phát triển hoặc các đại dương.

Bộ phim tài liệu "Environment Special" (2021) đã khiến người xem kinh ngạc khi cho thấy một núi quần áo đã qua sử dụng tập kết ở Accra, thủ đô của Ghana. 15 triệu chiếc quần, áo đã qua sử dụng được nhập khẩu mỗi tuần vào quốc gia châu Phi này, nơi có dân số 30 triệu người. Một số được mua bán tại chợ đồ cũ, số còn lại được vứt bỏ, chất thành núi.

Đích đến cuối cùng của những bộ quần áo, công cuộc 'xanh' hóa ngành thời trang ảnh 3

Những núi rác thải quần áo. (Ảnh: The Korea Times)

Kim Ga-ram, người sản xuất bộ phim tài liệu này, nói rằng bà đã tò mò không biết tất cả những bộ quần áo bỏ sẽ đi đâu trong khi bà dọn dẹp nhà của mình trong đại dịch COVID-19.

Bà cho biết Hàn Quốc là nước xuất khẩu quần áo đã qua sử dụng lớn thứ năm thế giới sau Hoa Kỳ, Anh, Đức và Trung Quốc, mặc dù xếp thứ 28 về tổng dân số. Bà Kim nhận xét mọi người thường nghĩ các nước Bắc Âu sạch sẽ vì người dân ở đó có ý thức hơn về môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các nước giàu hầu hết đều sạch hơn vì đã chuyển không chỉ nhà máy mà còn nhiều rác thải sang các nước đang phát triển để tránh ô nhiễm.

Bộ phim chỉ ra rằng sản xuất thừa và tiêu thụ quá nhiều là nguyên nhân cơ bản khiến lượng quần áo bị vứt bỏ ngày một nhiều. Đồng thời, nội dung cũng chỉ trích ngành công nghiệp thời trang luôn quảng bá "thời trang thân thiện với môi trường", khiến người tiêu dùng tin rằng áo phông làm từ rác thải nhựa là "bền vững", trong khi để sản xuất một chiếc áo phông cotton trắng, người ta tiêu thụ 2.700 lít nước. Điều này tương đương với số lượng một người uống trong ba năm.

"Environment Special" cảnh báo người xem rằng quần áo chúng ta vứt đi sẽ quay trở lại với chúng ta dưới dạng vi nhựa nằm trong động vật, hải sản, nước uống. Bộ phim nhấn mạnh rằng quần áo bị vứt bỏ gây ra nhiều vấn đề môi trường hơn so với chai nhựa. Dường như, thời trang vẫn còn một con đường rất dài phía trước để có thể trở thành một ngành 'xanh', bền vững và thân thiện với môi trường đúng nghĩa.

Theo The Guardian, The Korea Times
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.